Phương hướng và mục tiêu xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tại Công ty cổ phần thủy sản khu vực I (Trang 91 - 94)

I. Phương hướng xuất khẩu thủy sản Việt Nam

2.Phương hướng và mục tiêu xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian tới

2.1. Phương hướng phát triển của ngành thủy sản Việt Nam đến 2020

Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của Bộ thủy sản đã nêu rõ định hướng của ngành thủy sản đến năm 2020: “Tiếp tục là ngành đi đầu trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong lĩnh vực nông nghiệp, phấn đấu đến 2020 trình độ công nghệ chế biến thủy sản sánh ngang với các nước phát triển, đưa thủy sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những ngành hàng chủ lực của xuất khẩu cả nước.”. Trong đó quan điểm phát triển của chương trình là:

- Tập trung phát triển theo chiều sâu trong tất cả các khâu từ sản xuất nguyên liệu đến dịch vụ hậu cần, đến chế biến xuất khẩu. Đây là động lực chính để tăng cường xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới. Phát triển xuất khẩu thủy sản phải gắn với tăng cường nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản nhằm tăng cường sản xuất các sản phẩm, các mặt hàng mới có hàm lượng công nghệ cao, nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững.

- Phát triển thủy sản phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của ngành, các chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản và chương trình phát triển khai thác hải sản. Phải huy động được tất cả nguồn lực của mọi thành phần kinh tế trên cơ sở tổ chức lại sản xuất và phát triển quản lý cộng đồng.

- Phát triển xuất khẩu thủy sản theo hướng phát huy thế mạnh của nguồn lợi thủy sản và điều kiện khí hậu, tự nhiên của từng địa phương, lựa chọn những sản phẩm nuôi có khả năng cạnh tranh, có giá trị kinh tế; tận dụng cơ hội và hạn chế rủi ro trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO.

- Tập trung vào phát triển sản xuất và xuất khẩu các nhóm sản phẩm chủ lực gắn với chất lượng và thương hiệu, đảm bảo xuất khẩu thủy sản có hiệu quả, nâng cao thu nhập và đời sống cho lao động nghề cá.

- Lựa chọn, phát triển và áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, bảo đảm sức cạnh trạnh cao, đáp ứng các yêu cầu bền vững, các đòi hỏi của hội nhập nhưng cũng đồng thời phù hợp với khả năng đầu tư và đặc thù của nghề cá nhân dân.

- Thông qua triển khai các chính sách đổi mới, đặc biệt là các chính sách về thị trường, về các thành phần kinh tế và về đất đai, mặt nước để phát huy cao nhất tiềm năng và các nguồn lực cho phát triển ngành. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tài trợ, các dự án quốc tế.

2.2. Mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam.

Tiếp tục đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản, nâng cao năng lực cạnh tranh, đưa xuất khẩu tăng trưởng một cách hiệu quả, bền vững. Xuất khẩu thủy sản cần phát huy những thành tựu kinh tế, kỹ thuật đã đạt được trong những năm gần đây, tiếp tục làm cầu nối để thúc đẩy có hiệu quả các lĩnh vực nuuoi trồng, đánh bắt góp phần tích cực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Ngành thủy sản Việt Nam cần tiếp tục khẳng định vị trí là ngành kinh tế mũi nhọn

trong nền kinh tế quốc dân và xác định mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trong những năm tới:

- Một là: Nâng cao giá trị sản lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thủy sản, phấn đấu đạt 6 tỷ USD vào năm 2015, tiếp tục giữ vị trí mũi nhọn của kinh tế thủy sản trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.

- Hai là: Củng cố và nâng cao vai trò, năng lực cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới, tương xứng với tiềm năng thủy sản đất nước, giữ vững và phát triển thị trường tiêu thụ, từng bước làm chủ thị trường thế giới về một số sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao.

- Ba là: Đổi mới công nghệ và kỹ thuật một cách đồng bộ, có các bước đi thích hợp để đảm bảo một hệ thống sản xuất liên hoàn từ tạo nguyên liệu đến chế biến xuất khẩu; nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu sản phẩm trong sản xuất nguyên liệu và trong chế biến theo hướng giảm mạnh xuất khẩu sản phẩm sơ chế, tăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị cao và giá trị gia tăng.

- Bốn là: Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ lao động nghề cá đủ khả năng và điều kiện đáp ứng nhu cầu phát triển.

- Năm là: Thúc đẩy các hình thức liên kết, hợp tác lẫn nhau trong nước và với các tổ chức nước ngoài trong việc huy động vốn đầu tư, thu mua, vận chuyển, bảo quản sản phẩm và đổi mới kỹ thuật công nghệ.

* Mục tiêu cụ thể của ngành

Sáng ngày 29/10/2010 tại Khách sạn Phương Đông (số 62, đường 30 tháng 4, thành phố Cần Thơ), ông Đàm Ngọc Năm, Phó Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã chủ trì cuộc Hội thảo góp ý cho Dự thảo “Quy hoạch phát triển chế biến thủy sản toàn quốc đến năm 2020”. Theo cuộc hội thảo thì: Đến năm 2020 quy hoạch phát triển chế biến thủy sản toàn quốc gồm 6 vùng kinh tế: ĐBSH, TDMNBB, BTB& DHMT, Tây Nguyên, ĐNB, ĐBSCL. Cơ cấu sản phẩm đông lạnh xuất khẩu là: Cá tra, tôm các loại, mực và bạch tuộc, cá ngừ, cá chẽm, cá biển, hải sản khác, thủy sản khô,..; sản phẩm tiêu thụ nội địa như: Thủy sản đông lạnh, thủy sản khô (tôm, cá, mực…), nước mắm, mắm các loại, đồ hộp,…Với qui mô, tốc độ phát triển chế biến xuất khẩu giai đoạn 2011- 2015: Sản lượng 1.620.000 tấn, tăng 4,66%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu 6,5 tỷ USD, bình quân tăng 7,63%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 sản lượng chế biến xuất khẩu 1.900.000 tấn, tăng 3,24%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu 8 tỷ

USD, bình quân tăng 4,24%/năm. Chế biến tiêu thụ nội địa giai đoạn 2011-2015: Sản lượng 780.000 tấn, tăng 3,09%/năm, giá trị đạt 15.240 tỷ đồng, bình quân tăng 4,36%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 sản lượng 940.000 tấn, tăng 3,8%/năm; giá trị 19.240 tỷ đồng, bình quân tăng 3,80%/năm; ngoài ra, khi triển khai thực hiện quy hoạch này đến năm 2020 sẽ tạo thêm việc làm trực tiếp cho hơn 200.000 lao động (có 70-80% là lao động nữ). Mục tiêu quy hoạch phát triển chế biến thủy sản thành nghề sản xuất có công nghệ tiên tiến, hiện đại và có hiệu quả; hình thành được các tập đoàn, công ty lớn có tiềm lực kinh tế mạnh để cạnh tranh với thị trường thế giới; thực hiện quản lý hệ thống, quản lý chuỗi, truy xuất nguồn gốc tại các khâu cho các sản phẩm chủ lực; hình thành các cụm công nghiệp chế biến tập trung ven biển và đảm bảo 100% các cơ sở đáp ứng điều kiện đảm bảo an toan thực phẩm…Tổng nhu cầu vốn thực hiện triển khai quy hoạch đến năm 2020 là 24.000 tỷ đồng, trong đó đến năm 2015 là 12.600 tỷ đồng và 11.400 tỷ đồng năm 2020.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tại Công ty cổ phần thủy sản khu vực I (Trang 91 - 94)