Về cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tại Công ty cổ phần thủy sản khu vực I (Trang 45 - 48)

II. Khái quát tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và trên thế giớ

1.2.Về cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam

1. Tình hình xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam trong mấy năm qua

1.2.Về cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam

Cơ cấu thủy sản xuất khẩu của nước ta cũng có nhiều thay đổi; các doanh nghiệp xuất khẩu đã chú ý nhiều hơn đến các mặt hàng giá trị gia tăng và đặt trong tâm vào việc đa dang hóa các mặt hàng xuất khẩu. Vì vậy hiện nay hàng thủy sản xuất khẩu của nước ta khá đa dạng và phong phú về sản phẩm và chủng loại nhưng có thể chia thành các nhóm sản phẩm chủ yếu như sau: tôm, cá, mực và các hàng thủy sản khác.

Bảng 4: Bảng cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua.

Năm Mặt hàng

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Giá trị trọngTỷ Giá trị trọngTỷ Giá trị trọngTỷ Giá trị trọngTỷ Giá trị trọngTỷ Giá trị trọngTỷ Giá trị trọngTỷ Giá trị trọngTỷ Giá trị trọngTỷ Tôm đông lạnh 631,4 42,71 846,2 46,58 715,7 35,4 943,6 42,9 1084,5 45,03 1265,7 46,32 1262,8 37,61 1387,6 36,87 1315,6 29,17 Cá đông lạnh 172,4 11,66 248,8 13,7 337,5 16,69 333,7 15,17 491,5 20,41 608,8 22,28 1083,4 32,26 1379,1 36,65 1968,7 43,65 Mực đông lạnh 76,8 5,19 139,7 7,69 83,7 4,14 136,3 6,19 62,5 2,59 73,9 2,70 92,5 2,75 60,8 1,62 94,8 1,44 Thủy sản khác 597,9 40,44 581,7 32,03 884,8 43,77 78,6 35,74 769,6 31,97 784,1 28,7 919,3 27,38 935,9 24,86 1161 25,74 Tổng 1478,5 100 1816,4 100 2021,7 100 2199,6 100 2408,1 100 2732,5 100 3358,0 100 3763,4 100 4510,1 100

Đơn vị: Giá trị ( Triệu USD), Tỷ trọng( %) Nguồn: Tổng cục thống kê

Biểu đồ 2: Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua.

Trong số các mặt hàng xuất khẩu thì tôm giữ vị trí chủ lực, xuất khẩu tôm trung bình hàng năm chiếm khoảng trên 40% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản; đạt hơn 1 tỷ USD kể từ năm 2004 trở lại đây. Sản phẩm tôm đông lạnh của Việt Nam chủ yếu được xuất sang thị trường Nhật Bản ( chiếm 40%), Mỹ (32%), EU ( 9%), Australia ( 4%) và Đài Loan (4%). Có được thành công trên là do trong những năm gần đây Việt Nam đã cõ những bước đột phá trong việc mở rộng thị trường và nâng cao kỹ thuật chế biến; bên cạnh đó là giá tôm và nhu cầu tôm của thế giới tiếp tục tăng. Tuy nhiên kể từ năm 2003 trở lại đây xuất khẩu tôm cũng gặp phải những khó khăn do Mỹ - thị trường nhập khẩu tôm lớn của Việt Nam đã bắt đầu vụ kiện chống bán phá giá tôm nhập khẩu và sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ ( Trung Quốc và Thái Lan chuyển mạnh sang nuôi tôm he chân trắng có lợi thế cạnh tranh cao). Tuy vậy vẫn có thể khẳng định tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tuy tỷ trọng giá trị xuất khẩu của tôm trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản có giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu tôm luôn tăng qua các năm.

Xếp sau tôm là cá, mặt hàng này cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tuy không nhận được sự đầu tư nhiều như tôm nhưng cá vẫn là mặt hàng có tốc độ phát triển tương đối mạnh và có nhiều triển vọng. Giá trị xuất khẩu cá qua cá năm đều tăng, năm 2000 có 172,4 triệu USD chiếm 11,66% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản thì đến năm 2008 kim ngạch xuất khẩu cá đã là 1.968,7 triệu USD chiếm 43,65 % tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Các mặt hàng mực chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng kim ngạch và có xu hướng giảm do sản lượng khai thác chưa ổn định. Ngoài ra, các mặt hàng thủy sản khác chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản là do các mặt hàng: bạch tuộc, hàng khô, nhuyễn thể hau mảnh, cua, ghẹ, đặc sản biển,… cũng góp phần làm tăng đáng kể giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Đây là thắng lợi trong việc đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu và đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu.

Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam đề tăng, nhưng cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực có sự thay đổi. Sự thay đổi đó là do giá cả xuất khẩu thủy sản thay đổi và sản lượng thủy sản xuất khẩu của từng mặt hàng cũng có sự thay đổi. Muốn tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cần phải đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu sản phẩm thủy sản, bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng thủy sản xuất khẩu và nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm thủy sản xuất khẩu.

Tuy nhiên, cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua khoảng 90% là dạng sản phẩm tươi, ướp đông, đông lạnh ( riêng giáp xác và nhuyễn thể là 80- 85%). Sự mất cân đối về cơ cấu các dạng sản phẩm thủy sản xuất khẩu của ta một mặt phản ảnh lợi thế so sánh của Việt Nam trong xuất khẩu thủy sản, mặt khác lại thể hiện sự yếu kém của ngành công nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam. Nhưng đây cũng là tiềm năng để nước ta đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới. Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam cần phù hợp tương đối với cơ cấu xuất khẩu thủy sản của thế giới, tăng hơn nữa về tỷ trọng cũng như số lượng xuất khẩu đồ hộp, tăng tỷ trọng cá và tăng tỷ trọng thủy sản có giá trị gia tăng, tổng cơ cấu hàng thủy sản tươi, ướp đông, đông lạnh và giảm tỷ trọng hàng đông lạnh sơ chế.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tại Công ty cổ phần thủy sản khu vực I (Trang 45 - 48)