Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tại Công ty cổ phần thủy sản khu vực I (Trang 80 - 83)

III. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần thủy sản khu vực I.

2.Những mặt hạn chế

2.1. Kim ngạch và giá trị xuất khẩu thủy sản không ổn định qua các năm

Công ty có mặt hàng xuất khẩu chủ lực là tôm, cá, mực và bạch tuộc. Thị trường sản phẩm thủy sản xuất khẩu luôn có nhiều biến động và rủi ro, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, giá cả, cung cầu thay đổi theo từng mùa vụ và việc áp đặt của các nước nhập khẩu áp đặt các tiêu chuẩn ATTP. Rủi ro về nguồn nguyên liệu đầu vào có một số ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu không đồng đều qua các năm của công ty.

Đối với sản phẩm tôm: nghề nuôi tôm đòi hỏi đầu tư lớn nhưng lại luôn có sự phá vỡ môi trường, dịch bệnh tôm thường xuyên xảy ra để lại những hậu quả ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu đầu vào của sản xuất chế biến hàng thủy sản. Việc nuôi tôm một vụ chính trong năm, nuôi tôm không khả thi dẫn đến nạn thiếu hụt tôm cho xí nghiệp chế biến thủy sản.

Đối với sản phẩm cá: Tình trạng phát triển thiếu quy hoạch dẫn đến tình trạng thừa thiếu cá trong từng thời điểm, nguy cơ suy thoái môi trường, vệ sinh ATTP và dịch bệnh phát triển. Không xảy ra dịch bệnh lớn nhưng bệnh về cá thường xuyên nhất là thời điểm giao mùa.

Đối với sản phẩm nghêu: Sản lượng nghêu nuôi hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên nên trong các năm qua, do công tác bảo vệ nguồn giống chưa tốt, chưa có biện pháp khai thác, bảo quản và tái tạo phù hợp nên lượng nghêu giống xuất khẩu ngày càng giảm. trong quá trình nuôi thời tiết nắng nóng kéo dài, môi trường ô nhiễm, xuất hiện tảo độc,…. cũng làm nghêu chết nhiều.

Kim ngạch thủy sản xuất khẩu của công ty qua các năm là không đều ví như kim ngạch xuất khẩủ năm 2004 lớn còn các năm còn lại như 2005, 2006, 2007, 2008 kim ngạch xuất khẩu thủy sản không phải là ít nhưng so với nguồn lực chung đã giảm xuống trong các mặt hàng xuất khẩu thủy sản vì những năm gần đây tình hình thế giới có nhiều biến động về giá cả, cung cầu hơn nữa công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, nên cần nhiều vốn đầu tư vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và các cơ sở, công nghệ và trang thiết bị khác phục vụ cho làm việc được tốt hơn.

2.2. Việc tìm mua hàng và bảo quản hàng thủy sản xuất khẩu

Hoạt động của công ty chưa thực sự đem lại hiệu quả, công ty có nguồn hàng rộng nhưng chưa ổn định, công ty chưa thiết lập được hệ thống chân hàng ổn định và có chất lượng tốt. Nhiều khi công ty vẫn chưa gom đủ hàng đúng yêu cầu về chất lượng cũng như số lượng về hàng hóa của đối tác yêu cầu để đảm bảo hợp đồng. Công ty chưa đầu tư thỏa đáng cho người sản xuất để họ cung cấp đủ nguồn hàng cho công ty.

Về vấn đề bảo quản công ty thiếu kho hàng phục vụ cho việc dự trữ thủy sản, điều này làm giảm chất lượng của thủy sản xuất khẩu, nhiều khi bị các nhà nhập khẩu ép giá khi sắp đến hạn giao hàng. Hiện nay việc ký kết hợp đồng thường tiến hành trước khi thu hoạch, dẫn đến tình trạng thiếu hàng hóa, đây là khó khăn lớn cho công ty do việc dự trữ hàng hóa của công ty với khối lượng lớn thì chưa mạnh, hạn chế về khâu bảo quản .

2.3. Về chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu

Đây là vấn đề trở ngại của công ty khi xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới mặc dù công ty đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn không tránh khỏi những khó khăn về chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu. Nguồn hàng chủ yếu của công ty là từ các nhà cung ứng nên chất lượng các mặt hàng thủy sản phụ thuộc lớn vào các nhà cung ứng. Các nhà cung ứng chủ yếu là các tranh trại, hộ nông dân, các xí nghiệp chế biến nhỏ, các ngư dân đánh bắt nhỏ nên rất khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc thủy sản; các xí nghiệp chế biến chưa làm tốt các vấn đề chất lượng do bị hạn chế về nguồn

vốn, kỹ thuật đánh bắt, nuôi trồng, bảo quản sau đánh bắt… nên không thế đầu tư các trang thiết bị và công nghệ hiện đạị áp dụng trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và tái tạo nguồn thủy sản vì thế mới chỉ đảm bảo về số lượng mà chưa thể đảm bảo tốt về chất lượng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, vị thế của công ty trên trường quốc tế. Công ty đã bỏ qua nhiều hợp đồng có giá trị do không đáp ứng được yêu cầu của đối tác về sản lượng lớn, sản phẩm đồng đều và có chất lượng tốt,…do nguồn nguyên vật liệu đầu vào của công ty thu mua từ nhiều nguồn khác nhau.

2.4. Mặt hàng xuất khẩu của công ty chưa đa dạng.

Chủng loại sản phẩm thủy sản xuất khẩu của công ty gồm chủ yếu là tôm, cá đông lạnh sơ chế. Tỷ lệ sản phẩm có giá trị gia tăng chưa cao. Chất lượng sản phẩm tuy có tiến bộ song vẫn vấp phải những yêu cầu chất lượng khắt khe của các nước nhập khẩu lớn. Vì vậy, đòi hỏi công ty phải có những nỗ lực lớn trong đa dạng hoá sản phẩm cũng như phát triển sản phẩm mới và vấn đề đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh hàng thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP.

2.5. Trình độ công nghệ và đổi mới công nghệ.

Công nghệ đối với công ty là một vấn đề nan giải lớn, hầu hết các công nghẹ đều lạc hậu, kém hiệu quả, dựa vào kinh nghiệm của nhân viên là chính; chỉ có một số ít có khả năng đáp ứng nhu cầu nhưng chỉ là công nghệ tương đương với các tỉnh phía bắc chứ chưa thể so sánh với đối tác cũng như với các nước trên thê giới. Công tác thu mua và sơ chế của công ty hầu như được thực hiện bằng kinh nghiệm của nhân viên sau một thời gian kinh doanh thông qua mẫu mã, màu sắc, chất lượng mà đánh giá chứ chưa có trình độ cộng nghệ tốt, đội ngũ cán bộ công nhân viên làm việc còn trong điều kiện thiếu các trang thiết bị, máy móc để phân tích, tổng hợp, xử lý các tình huống trong việc đánh giá về chất lượng của hàng hóa. Do đó công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc cung ứng khối lượng hàng hóa lớn khi có yêu cầu của đối tác.

2.6. Giá cả xuất khẩu của công ty tuy có tăng nhưng vẫn thấp so với các đối thủcạnh tranh nước ngoài. cạnh tranh nước ngoài.

Nhìn chung giá của công ty còn thấp chỉ bằng khoảng 70% mức giá sản phẩm cùng loại của các công ty thuộc Thái Lan và Inđônexia. Tuy chúng ta có nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú, điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi, giá lao động rẻ hơn so với các nước khác, nhưng trình độ khoa học và công nghệ thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém và thiếu kinh nghiệm trong quản lý khiến cho lợi thế so sánh trong xuất khẩu của

công ty giảm sút nhiều và xuất khẩu không đạt được hiệu quả mong muốn vì giá xuất khẩu thấp so với các đối thủ cạnh nước ngoài

2.7. Nghiên cứu và dự báo thị trường.

Thông tin rất quan trọng đối với bất kỳ một ngành kinh doanh nào nếu muốn tồn tại trên thị trường. Vì vậy, nếu thông tin không tốt sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu mặt hàng kinh doanh, thu nhập và hiệu quả kinh doanh. Thông tin không đầy đủ, thiếu kịp thời và chính xác dẫn đến tình trạng thụ động trong việc ứng phó trước những biến động của thị trường cũng như nắm bắt nhiều thông tin quan trọng khác. Công tác nghiên cứu và dự báo thị trường của công ty còn chưa thực sự tốt do những hiểu biết về thị trường còn nhiều hạn chế, thông tin thường đến muộn. Công ty chưa có bộ phận chuyên trách làm Marketing, hoạt động này còn thiếu tính hệ thống đặc biệt thiếu những cán bộ đào tạo chuyên sâu về vấn đề này nên công ty chưa hoạch địch được chiến lược Marketing đầy đủ, chính xác. Việc kinh doanh xuất khẩu thủy sản của công ty trong những năm qua dựa vào mối quan hệ sẵn có và uy tín của công ty là chính chứ không phải do công ty hoạch định cho mình một chính sách thu hút khách hàng và thâm nhập thị trường. Hạn chế này cần được khắc phục nhanh chóng trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

2.8. Vấn đề tiếp thị và thương hiệu sản phẩm của công ty.

Công ty chưa có đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu thị trường cụ thể là: công tác nghiên cứu thị trường mới được đầu tư trong thời gian gần đây và chưa phát huy hết hiệu quả. Cả công ty chưa có 1 phòng ban nào làm về mảng tiếp thị thị trường, công ty chưa thực hiện được việc xây dựng chiến lược phát triển thị trường. Vấn đề thương hiệu rất quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào vì khi nhắc đến các sản phẩm thủy sản xuất khẩu nào đó trên thế giới họ thường có thương hiệu riêng cũng như ở Việt Nam hiện nay đã có 1 số doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu có thương hiệu. Mặc dù thương hiệu trong ngành thủy sản chưa nhiều nhưng công ty cũng cần xây dựng cho mình một chỗ đứng trong ngành thủy sản Việt Nam để khi nhắc đến công ty người tiêu dùng biết đến thương hiệu của công ty đồng thời tạo cho người tiêu dùng niềm tin về chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tại Công ty cổ phần thủy sản khu vực I (Trang 80 - 83)