Tính tất yếu phải đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tại Công ty cổ phần thủy sản khu vực I (Trang 27 - 30)

1. Tiềm năng của sản xuất thủy sản.

* Về điều kiện tự nhiên

Việt Nam có nhiều sông, hồ, đầm, phá, kênh, rạch chi chít lại thêm đường bờ biển dài với vùng biển dồi dào nguồn lợi. Nước ta có 3.260 km bờ biển kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên, trải qua 13 vĩ độ, từ 80 23’ Bắc đến 210 30’ Bắc. Diện tích vùng nội thủy và lãnh hải của Việt Nam rộng 226.000 km2 và vùng biển đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền.

Trong vùng biển Việt Nam có trên 4.000 hòn đảo, trong đó có nhiều hòn đảo lớn như: Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Hòn Mê, Côn Đảo, Phú Quốc, v.v… có cư dân sinh sống. Những nơi này đã, đang và sẽ được xây dựng thành tuyến căn cứ cung cấp các dịch vụ hậu cần, trung chuyển sản phẩm cho các đội tàu khai thác thủy sản, đồng thời làm nơi neo đậu cho tàu thuyền trong mùa mưa bão.

Biển Việt Nam còn có nhiều vịnh, đầm, phá, cửa sông như vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, vịnh Cam Ranh, phá Tam Giang,… và trên 400 nghìn hecta rừng ngập mặn. Đây là những khu vực đầy tiềm năng cho phát triển giao thông, du lịch, đồng thời cũng rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản và tạo nơi neo đậu cho tàu thuyền đánh cá.

Bên cạnh đó, với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và các hồ thủy lợi, thủy điện đã tạo cho nước ta có tiềm năng lớn về mặt nước với khoảng 1.700.000 ha; trong đó: 120.000 ha ao hồ nhỏ, mương máng; 340.000 ha hồ chứa mặt nước lớn; 580.000 ha ruộng có khả năng nuôi thủy sản và 660.000 ha vùng triều.

Khí hậu và thời tiết nước ta rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Ở miền Bắc, nhiệt độ trung bình 22,3 – 23,50C, lượng mưa trung bình từ 1.500 – 2.400 mm, tổng số giờ nắng từ 1.650 – 1.750 giờ/năm. Vùng biển khu vực này thuộc nhật triều với biên độ 3,2 – 3,6 m. Miền Trung có nhiệt độ trung bình 25,5 – 27,5 0C, mưa tập trung vào cuối tháng 9 đến tháng 11, nắng nhiều từ 2.300 – 3.000 giờ/năm. Chế độ thủy triều gồm nhật triều và bán nhật triều; có nhiều đầm phá thích hợp nuôi trồng thủy sản. Khí hậu miền Nam mang tính chất xích đạo, lượng mưa trung bình 1.400 – 2.400 mm, nắng trên 2.000 giờ/năm. Vùng này chủ yếu là chế độ bán nhật triều với biên độ 2,5- 3m. Chính sự đa dạng này của khí hậu và thời tiết đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản đa loài, đa loại hình.

Biển Việt Nam có trên 2.000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài cá có giá trị kinh tế như cá thu, cá nhụ, cá song, cá chim, cá hồng,… Theo những đánh giá mới nhất, trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển là 4,2 triệu tấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm bao gồm 850 nghìn tấn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương.

Bên cạnh cá biển nước ta còn có nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1.600 loài giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50- 60 nghìn tấn/ năm có giá trị cao là tôm biển, tôm hùm và tôm mũ ni, cua, ghẹ; khoảng 2.500 loài động vật thân mềm trong đó có giá trị kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc ( cho phép khai thác 60- 70 nghìn tấn/năm); hàng năm có thể khai thác từ 45- 50 nghìn tấn rong biển có giá trị kinh tế như rong câu, rong mơ,… Ngoài ra, còn rất nhiều loài đặc sản quý như bào ngư, đồi mồi, chim biển và có thể khai thác vây cá, bóng cá, ngọc trai,…

Tuy nhiên trữ lượng thủy sản là có hạn do đó muốn tăng sản lượng khai thác thì cần tăng cường công tác nuôi trồng thủy sản, cần quy hoạch khoanh vùng khai thác, khai thác đúng mùa vụ khi sinh vật biển đã trưởng thành; đồng thời chú ý đến công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản.

* Về nguồn lực lao động và đội tàu thuyền khai thác.

Hiện nay nước ta có trên 4 triệu dân sống ở vùng triều và 1 triệu người sống ở các đầm, phá, tuyến đảo của 714 xã phường thuộc 28 tỉnh thành phố có biển cùng với hàng chục triệu hộ nông dân, hàng năm đã tạo ra lực lượng lao động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đáng kể. Giá cả sức lao động trong ngành thủy sản nước ta tương đối thấp so với khu vực và trên thế giới. Đây là một lợi thế cạnh tranh của thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, lao động thủy sản nước ta chủ yếu là lao động giản đơn, trình độ văn hóa thấp và phần lớn chưa được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển mới của ngành. Do đó để nâng cao sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản thì cần thiết phải nâng cao trình độ của ngư dân.

Trong những năm gần đây, đội tàu khai thác trong ngành thủy sản đã phát triển nhanh chóng . Đến năm 2000 tổng số tàu thuyền máy đã tăng lên đến 72.000 chiếc với tổng công suất 2,5 triệu CV và 29.000 thuyền thủ công. Toàn quốc có 6.000 tàu thuyền khai thác xa bờ có công suất máy từ 90 CV trở lên. Số tàu vận tải và dịch vụ chiếm 0,7% về số lượng và 2,1% về công suất còn rất ít so với nhu cầu thực tế. Gần đây, các đội tàu khai thác, vận chuyển và dịch vụ tiếp tục tăng lên theo sự phát triển của hoạt động khai thác thủy sản.

Cơ khí, dịch vụ hậu cần cho khai thác thủy sản trong những năm gần đây phát triển nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu cơ bản của phát triển ngành trong giai đoạn đổi mới và quan trọng là đáp ứng được thực tế đòi hỏi sản xuất trên hầu hết các địa phương trong cả nước. Việc hình thành và xây dựng các cơ sở dịch vụ cho khai thác hải sản diễn biến trêm 3 lĩnh vực như: cơ khí đóng tàu thuyền; cảng cá, bến cá và dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu; thiết bị và hệ thống tiêu thụ sản phẩm..

2. Tính tất yếu phải đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản.

Ngày nay, xu thế toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng. Các nước bây giờ không chỉ bó hẹp kinh tế trong khuôn khổ một quốc gia nữa mà có quan hệ thương mại rộng khắp với các quốc gia, các châu lục. Hoà cùng xu hướng đó, Việt Nam cũng đang dần năng động trong các quan hệ quốc tế. Nếu những năm 1996 ngành thuỷ sản chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ thì đến năm 2001 con số này là 60 nước và đến nay đã hơn 110 nước trên thế giới. Đối với những vùng và lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thuỷ sản đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển đã chấp nhận làm bạn hàng lớn, thường xuyên của ngành. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm bạn hàng để xuất khẩu sản phẩm sang nước ngoài bên cạnh thị trường trong nước, do thị trường trong nước hạn chế cả về số lượng và tâm lý tập quán tiêu dùng của người Việt Nam. Chỉ có như vậy, doanh nghiệp mới bán được nhiều hàng hoá thu lợi nhuận cao, đem lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp và đất nước.

Hơn nữa, thuỷ sản là ngành có thế mạnh ở nước ta, nước ta có lợi thế cạnh tranh trong ngành thuỷ sản. Chúng ta khó có thể cạnh tranh trên trường quốc tế các mặt hàng công nghiệp do họ đã phát triển rất nhiều năm, có khi trước chúng ta cả mấy chục năm. Trong khi đó nước ta là nước nông nghiệp, có bề dày lịch sử làm nông nghiệp, đặc biệt đối với ngành thuỷ sản, nước ta không những có những ngư dân vững tay nghề chèo lái, đánh bắt… mà còn có những lợi thế lớn về điều kiện khí hậu, đất đai như: nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, có cơ cấu hệ động vật biển phong phú, thuận tiện cho việc nuôi trồng nhiều loại thuỷ hải sản phù hợp với nhiều vùng, lãnh thổ trên thế giới…Với các lợi thế hơn các nước khác như thế thì sao ta không tận dụng để xuất khẩu sản phẩm thu nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.

Mặt khác, nhu cầu tiêu dùng mặt hàng thuỷ sản trên thế giới ngày càng tăng nhanh. Ngày nay không chỉ ăn cho no bụng mà còn phải ngon, phong phú, bổ dưỡng…chính vì vậy, các mặt hàng xuất khẩu đòi hỏi phải có nhiều chủng loai, ngày

càng nâng cao chất lượng, đáp ứng tính thẩm mỹ của từng nhóm khách hàng. Do thế, tiềm năng xuất khẩu của thuỷ sản không hạn chế.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tại Công ty cổ phần thủy sản khu vực I (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w