Chính sách thu nhập

Một phần của tài liệu GT Quan Tri Kinh Doanh Quoc Te (Trang 154 - 155)

- Chiến lược lựa chọn một nước để kinh doanh, mà trong đó có sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh của nước sở tại.

a. Chính sách nhân sự vị chủng

12.2.3. Chính sách thu nhập

Hệ thống trả thù lao hiệu qủa và công bằng đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý nhân sự. Một hệ thống như vậy được thiết kế nhằm lôi cuốn và giữ lại những nhân viên tốt nhất và thưởng cho họ xứng đáng với kết quả công việc. Do thực tiễn trả thù lao của mỗi nước có nguồn gốc từ văn hoá, hệ thống luật pháp và hệ thống kinh tế nên việc xác định mức thù lao có thể khá phức tạp ở các quốc gia khác nhau. Sau đây chúng ta chỉ nghiên cứu thu nhập của nhà quản trị

công tác tại nước ngoài. Tổng thu nhập của họ bao gồm lương cơ bản, phúc lợi, trợ cấp và tiên thưởng.

- Lương cơ bản: Là số tiền mà một nhân viên nhận được ở chính quốc. Ở các nước khác nhau mức lương cơ bản khác nhau. Ví dụ lương cơ bản của nhà quản trị cấp trung bình ở Đức khoảng trên 130 ngàn đô la Mỹ, ở Nhật khoảng gần 130 ngày đô la Mỹ trong những năm 1990.

- Phúc lợi: Bao gồm bảo hiểm y tế, an ninh xã hội, trợ cấp hưu trí, chi phí nghỉ hè và nghỉ

phép cho nhà quản trị và gia đình họ.

- Trợ cấp: là phần thu nhập do có những thay đổi về môi trường sống và làm việc. Trợ cấp chi phí sinh hoạt bao gồm: Trợ cấp thanh toán cho sự chênh lệch về chi phí sinh hoạt giữa chính quốc và nơi công tác ở hải ngoại như trợ cấp chi phí dịch chuyển công tác, nhà ở, giáo dục cho con của nhân viên quản lý và trợ cấp khó khăn đặc biệt của nơi công tác.

Trợ cấp chênh lệch về mức giá cả: Thông thường tổng thù lao là khác nhau đối với các nhà quản lý ở các doanh nghiệp khác nhau do một số lý do mà rất khó xác định mức thù lao phù hợp. Trước hết, cần xem tác động của giá sinh hoạt, bao gồm những yếu tố như giá thực phẩm, ăn nhà hàng, quần áo, nhà ở, chi phí học hành, chăm sóc sức khoẻ, đi lại và điện nước. Ở một số nước, giá cả tiêu dùng đắt đỏ hơn các nước khác. Hơn thế nữa, trong cùng một nước nhất định thì chi phí sinh hoạt ở các thành phố lớn cũng khác xa so với các tỉnh lẻ và các vùng quê. Hầu hết các doanh nghiệp chi thêm vào lương cho các nhà quản lý ở nước ngoài rẻ hơn trong nước, các doanh nghiệp vẫn phải trang trải các khoản chi phí khác của các nhà quản lý ở nước ngoài.

Trợ cấp chuyển dịch công tác. Thường gồm các chi phí đi lại, chi phí gửi hàng và giữ hàng cá nhân nhà quản trị khi đi công tác.

Trợ cấp về nhà ở: là các chi phí liên quan đến thuê nhà ở.

Trợ cấp giáo dục cho con của nhân viên quản lý: Một mối quan tâm lớn của các nhà quản lý khi đi công tác xa là chất lượng giáo dục của địa phương. Trong nhiều trường hợp, con em họ

không thể đến các lớp học ngay vì chúng không nói được tiếng địa phương. Khi đó hầu hết các doanh nghiệp phải chi trả cho việc giáo dục ở các trường tư.

Trợ cấp khó khăn: là trợ cấp đặc biệt dành cho những người đi công tác ở vùng có khó khăn

đặc biệt như ở các nước kinh tếđang phát triển, các nước có chiến tranh hoặc nền an ninh xã hội không bảo đảm. Khoản trợ cấp khó khăn được tính theo tỉ lệ với lương cơ bản, nói chung khoảng 15-20%.

- Thưởng và ưu đãi về thuế: Các doanh nghiệp thường đưa ra những ưu đãi cho các vị trí quản lý để họ chấp nhập những cương vị công tác ở các chi nhánh nước ngoài. Hình thức phổ biến nhất là tiền thưởng, có thể dưới hình thức trả tiền một lần hoặc thêm vào lương trả hàng kỳ.

Các nhà quản lý còn có thể bị lôi cuốn bởi một yếu tố có liên quan đến thu nhập khác đó là thuế thu nhập. Chẳng hạn chính phủ Mỹ cho phép các công dân làm việc ở nước ngoài không phải

đóng thuế thu nhập từ phần thu nhập ở nước ngoài, thậm chí ngay cả khi khoản thu nhập đó ở

nước không đánh thuế thu nhập.

Một phần của tài liệu GT Quan Tri Kinh Doanh Quoc Te (Trang 154 - 155)