Tổ chức quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu GT Quan Tri Kinh Doanh Quoc Te (Trang 66 - 68)

V ăn kiện Đại hội Đảng ton quốc lần IX trang

b. Nguyên nhân can thiệp của các quốc gia đi đầu tư

6.4.2. Tổ chức quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoà

Luật Đầu tư nước ngoài thực hiện chính sách kinh tế mở, triệt để khai thác và phát huy mọi năng lực sản xuất trong nước, đồng thời mở cửa với bên ngoài, đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ hợp tác quốc tế.

Công tác quản lý phải chú ý tới các đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cơ chế quản lý đầu tư nước ngoài là một bộ phận của cơ chế chung về quản lý kinh tế. Nó có những đặc trưng của cơ chế chung và góp phần đạt được yêu cầu của cơ chế chung. Tuy nhiên, cơ chế quản lý đầu tư nước ngoài có những điểm riêng, nhất là khi Luật Đầu tư nước ngoài còn có nhiều nội dung không giống với luật áp dụng với các doanh nghiệp trong nước. Do vậy, khi điều hành công tác quản lý cần chú ý tới các đặc điểm sau đây:

- Bảo đảm quyền tự chủ của các bên hợp doanh và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tôn trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam, tuân thủ luật Việt Nam, đồng thời phù hợp với pháp luật, thông lệ và tập quán quốc tế.

- Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi. Thực hiện đầy đủ các ưu đãi riêng theo luật pháp đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cơ quan lãnh đạo doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài có tổ chức và cơ chế làm việc khác với doanh nghiệp Việt Nam.

TÓM TT

1. Đầu tư quốc tế là quá trình các nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào vào nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất - kinh doanh dịch vụ nhằm thu lợi nhuận hoặc đểđạt được mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định.

2. Đầu tư quốc tế tồn tại dưới các hình thức như: đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, tín dụng thương mại. Mỗi hình thức có những thế mạnh và rủi ro riêng. Tuy nhiên, hiện nay xu hướng vận

động của dòng vốn đầu tư trực tiếp tăng mạnh hơn do nhiều nguyên nhân. Trong đó xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập và tự do hoá mậu dịch và đầu tư của các quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu có thể coi là nguyên nhân chủ chốt.

3. Động cơ của việc đầu tư gián tiếp (mua cổ phiếu, trái phiếu ở nước ngoài) và động cơ của việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tương tự như nhau, đó là việc tìm kiếm lợi nhuận cao hơn (có thể do lãi suất ở nước ngoài cao, cơ chế thuế quan thuận lợi hoặc cơ sở hạ tầng tốt hơn) và nhằm mục đích phân tán rủi ro của các nhà tư bản.

4. Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập, vai trò của đầu tư quốc tế ngày càng quan trọng không những đối với các nước đang phát triển mà ngay cả các nước tư bản phát triển, vai trò của

đầu tư quốc tế cũng hết sức quan trọng. Vai trò của đầu tư trực tiếp đối với nước chủđầu tư và nước nhận đầu tư khác nhau. Tuy nhiên, do gặp gỡ về nhu cầu và lợi ích giữa các bên trong quá trình hợp tác, đầu tư, thông qua hình thức đầu tư quốc tế, các bên đều đạt được những lợi ích nhất

định.

5. Có nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài tác động và ảnh hưởng đến chiến lược thu hút FDI của Việt Nam. Trong đó vấn đề môi trường đầu tư là yếu tố bên trong cũng không kém phần quan trọng. Để cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài, Việt Nam cần có những biện pháp tác

động tổng hợp đến các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư. Trong điều kiện luôn có sự cạnh tranh quốc tế và khu vực về thu hút đầu tư thì cải thiện môi trường đầu tư là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với Việt Nam.

6. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam tồn tại dưới nhiều hình thức như doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, khu chế xuất... Để

có thểđảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý FDI cho phù hợp với tình hình mới.

CÂU HI ÔN TP

1. Trình bày khái niệm và phân loại đầu tư quốc tế ?

2. Nêu các nguyên nhân chính của việc tăng trưởng đầu tư quốc tế 3. Phân tích các lý thuyết vềđầu tư trực tiếp nước ngoài.

4. Trình bày nguyên nhân của sự can thiệp của chính phủđối với FDI. 5. Phân tích vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài

6. Trình bày những nhân tốảnh hưởng đến việc thu hút nguồn vốn FDI của Việt Nam 7. Trình bày chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam 8. Nêu nội dung quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 9. Phân tích các hình thức đầu tư quốc tế tại Việt Nam

Một phần của tài liệu GT Quan Tri Kinh Doanh Quoc Te (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)