Cách thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế

Một phần của tài liệu GT Quan Tri Kinh Doanh Quoc Te (Trang 38 - 42)

GIỚI THIỆU Mục đích yêu cầ u

4.4.3. Cách thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế

a. Thương lượng trực tiếp giữa các bên tranh chấp

Trong đại đa số trường hợp khi bắt đầu phát sinh tranh chấp, các bên tự nguyện và nhanh chóng liên hệ, gặp gỡ nhau để thương lượng, tìm cách tháo gỡ bất đồng với mục đích chung là giữ

gìn mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp và lâu dài giữa họ. Có thể coi đây vừa là hình thức thương lượng lại đểđạt được sự thoả thuận chung về bất đồng phát sinh, vừa là hình thức giải quyết tranh chấp. Luật thương mại của một số nước, nhất là các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam đều

có quy định yêu cầu các bên trước hết phải giải quyết tranh chấp thương mại thông qua thương lượng giữa các bên, sau đó mới sử dụng các phương thức khác.

Nếu thương lượng được tiến hành trong khuôn khổ tố tụng trọng tài hay tố tụng tư pháp, pháp luật của nhiều nước quy định trọng tài viên, thẩm phán, theo yêu cầu của các bên, có thể ra văn bản công nhận kết quả thương lượng. Văn bản này có giá trị như một quyết định của trọng tài hay toà án.

b. Hoà giải các tranh chấp thương mại quốc tế

Theo Từđiển Luật học Anh - Mỹ của Black thì "Hòa giải là một quá trình giải quyết tranh chấp mang tính chất riêng tư, trong đó hoà giải là người thứ ba trung gian giúp các bên tranh chấp

đạt được một sự thoả thuận". Các mục tiêu cơ bản cần được qua hoà giải gồm:

Mục tiêu thứ nhất: Bằng hòa giải để giải quyết tranh chấp một cách thân thiện nhằm tiếp tục giữ gìn và phát triển các quan hệ kinh doanh trong thời gian dài vì lợi ích chung của cả hai bên.

Mục tiêu thứ hai: Bằng hoà giải có thể tập trung sự chú ý và quan tâm của các bên vào vấn

đề chính, cơ bản của nội dung tranh chấp, hạn chế tối đa sự hao phí về thời gian và tiền của vào các vấn đề mang tính chất hình thức tố tụng.

Tính chất tự nguyện của hoà giải dẫn đến những hạn chế về hiệu lực của thoả thuận hoà giải (ban đầu) và hiệu lực của thoả thuận giải quyết bằng hoà giải.

c. Giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài

Theo Từđiển Luật học của Black: Trọng tài là quá trình giải quyết tranh chấp do các bên tự

nguyện lựa chọn, trong đó bên thứ ba trung lập (trọng tài viên) sau khi nghe các bên trình bày sẽ

ra một quyết định có tính chất bắt buộc đối với các bên tranh chấp.

Xuất phát từ bản chất tự nguyện của trọng tài nên thẩm quyền và thủ tục tố tụng của trọng tài là do các bên thoả thuận và quyết định.

Sau khi đã nhận được phán quyết trọng tài, các bên thường tự nguyện thi hành vì nhiều lý do: Muốn giữ gìn quan hệ làm ăn, vì biết rằng ít có khả năng để toà án có thể xem xét và thay đổi quyết định trọng tài .

Tuy nhiên cũng có những trường hợp một bên và thường là bên thua không tự nguyện thi hành phán quyết và đưa đơn đến toà án (hoặc cơ quan có thẩm quyền trong nội bộ hệ thống trọng tài như trường hợp Toà án Trọng tài của ICC) yêu cầu sửa đổi, đình chỉ phán quyết trọng tài. Ngược lại, bên được cũng có thểđưa đơn đến toà án đề nghị khẳng định phán quyết.

TÓM TT

Các hình thức pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế

Các hình thức pháp lý chủ yếu điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế gồm: Hợp tác đa phương và hợp tác song phương

Cơ chế pháp lý điều chỉnh thương mại hàng hóa gồm có:

Các trở ngại (hàng rào) thuế quan: Để bảo vệ sản xuất trong nước và chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường của mình, một trong những biện pháp hữu hiệu nhất mà lâu nay các quốc gia thường áp dụng là hàng rào thuế quan (tariff barries) - tức là đánh thuế

cao đối với hàng hóa nhập khẩu, làm cho giá của hàng nhập khẩu cao hơn hàng nội địa.

Những trở ngại phi thuế quan mà các quốc gia thường sử dụng trong thương mại quốc tế là: hạn chế về số lượng hoặc mặt hàng đối với nhập khẩu (quota); thuế chống phá giá (antidumping duty); trợ cấp xuất khẩu (export subsidy) và thuế bù trừ (countervailition); điều khoản bảo vệ

(safeguards); giá tính thuế (customs valuation); hệ thống cấp phép nhập khẩu; thủ tục hải quan và lãnh sự; những yêu cầu về kỹ thuật, vệ sinh, bao bì, nhãn hiệu....

Các trở ngại chính trị - pháp lý

Ngoài những biện pháp như cấm vận (embargo), tẩy chay (boycott), không cho áp dụng chế độ tối huệ quốc, áp dụng bổ sung Jackson-Vanik... ngày nay Mỹ vẫn còn áp dụng Đạo luật buôn bán với các nước thù địch được thông qua từ năm 1917 (The Trading with Enemy Act) để kiểm soát mọi hợp đồng mua bán giữa các công dân và công ty Mỹ với các quốc gia bị Mỹ coi là thù

địch (như Việt Nam cho đến trước năm 1994, Cu-ba, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, I-rắc hiện nay).

Điều chỉnh pháp lý đối với đầu tư nước ngoài

Các nội dung pháp lý nổi bật hiện nay (thể hiện qua các văn kiện pháp lý quốc tế, khu vực và song phương liên quan đến đầu tư) liên quan đến 04 vấn đề then chốt của quan hệđầu tư quốc tế, gồm chấp nhận, đối xử, các trường hợp bất thường (trưng thu, xung đột vũ trang hay xáo trộn trong lãnh thổ nhận đầu tư) và giải quyết tranh chấp

Điều chỉnh quốc tếđối với công ty đa quốc gia trong đầu tư quốc tế

Ngày này, điều chỉnh quốc tếđối với các công ty xuyên quốc gia càng trở nên cần thiết vì các công ty này hiện là những nhà đầu tư hàng đầu và trên quy mô vô cùng lớn trong nền kinh tế

thế giới. Việc soạn thảo Bộ luật xử sự của các công ty xuyên quốc gia được thực hiện trong Ủy ban các công ty xuyên quốc gia của Liên hợp quốc.

Điều chỉnh pháp lý đối với hoạt động tài chính quốc tế

Các hoạt động kinh doanh tiền tệ quốc tế (kinh doanh ngoại hối) ngoài việc phải tuân thủ

những quy định của mỗi quốc gia, còn phải tuân theo những thông lệ và tập quán quốc tế.

- Thị trường ngoại hối là thị trường có tính toàn cầu, các thành viên tham gia thị trường ngoại hối chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các nhà môi giới ngoại hối và các ngân hàng trung ương. Các nhóm thành viên tham gia thị trường ngoại hối quan hệ với nhau theo nhiều hình thức như: quan hệ trực tiếp, điện thoại, mạng Internet...

Điều chỉnh pháp lý liên quan đến chuyển giao công nghệ

Các quyền đối với tài sản mà đối tượng là các công nghệ xuất phát từ hệ thống luật về sở

hữu trí tuệ, bao gồm cả luật bảo vệ sở hữu công nghiệp và luật bảo vệ quyền tác giả. Ởđại đa số

các quốc gia, nhà nước dành cho những người phát minh, sáng chếđặc quyền khai thác phát minh sáng chế của họ (hay còn gọi là các đối tượng của sở hữu công nghiệp) trong một thời gian nhất

định.

Điều chỉnh pháp lý đối với vận tải và bảo hiểm hàng hoá quốc tế

Trước đây, luật pháp của mỗi nước qui định phạm vi trách nhiệm của người chuyên chở

trong vận đơn đường biển rất khác nhau. Thậm chí nhiều nước cho phép áp dụng nguyên tắc tự do thỏa thuận. Lợi dụng tình trạng này, nhiều chủ tàu đã ghi vào vận đơn những khoản miễn trách ngày càng nhiều nên đã gây phản ứng mạnh mẽ của giới chủ hàng, bảo hiểm, ngân hàng... Vì vậy các công ước quốc tếđã ra đời nhằm thống nhất những nguyên tắc trách nhiệm của người chuyên

chở trên cơ sở vận đơn đường biển trên phạm vi quốc tế. Hiện nay trên thế giới có công ước chủ

yếu sau: Công ước Brussels 1924; Công ước Hague Visby rules; Công ước Hamburg Rules.

Điều chỉnh pháp lý đối với kinh doanh bảo hiểm quốc tế

Trong kinh doanh bảo hiểm quốc tế, có các văn bản pháp lý điều chỉnh sau đây: Luật bảo hiểm hàng hải 1906

Công ước Brussels, 1924

Quy tắc York - Antwerp 1974 về tổn thất chung Bộđiều khoản bảo hiểm 1963

Theo quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển năm 1995 do Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam ban hành

Cách thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế

- Thương lượng trực tiếp giữa các bên tranh chấp - Hoà giải các tranh chấp thương mại quốc tế

- Giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài

CÂU HI ÔN TP

1. Phân tích các hình thức pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế? 2. Phân tích Cơ chế pháp lý điều chỉnh thương mại hàng hóa?

3. Phân tích nội dung điều chỉnh pháp lý đối với đầu tư nước ngoài?

4. Phân tích nội dung điều chỉnh pháp lý đối với hoạt động tài chính quốc tế? 5. Phân tích nội dung điều chỉnh pháp lý liên quan đến chuyển giao công nghệ?

6. Phân tích nội dung điều chỉnh pháp lý đối với vận tải và bảo hiểm hàng hoá quốc tế ? 7. Phân tích các nguyên tắc cơ bản giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế? 8. Trình bày cách thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế?

Một phần của tài liệu GT Quan Tri Kinh Doanh Quoc Te (Trang 38 - 42)