TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1 Các hình thức đầu tư quốc tế tại Việt Nam

Một phần của tài liệu GT Quan Tri Kinh Doanh Quoc Te (Trang 65 - 66)

V ăn kiện Đại hội Đảng ton quốc lần IX trang

b. Nguyên nhân can thiệp của các quốc gia đi đầu tư

6.4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1 Các hình thức đầu tư quốc tế tại Việt Nam

a. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Contractial business co-operation)

Là văn bản được ký giữa hai hay nhiều bên (gọi tắt là các bên hợp tác kinh doanh) để cùng nhau tiến hành một hoặc nhiều hoạt động ở các nước nhận đầu tư trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà nó không thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc bất cứ một pháp nhân nào. Đặc điểm của loại hình này là không cho ra đời một công ty hay một doanh nghiệp mới. Nội dung chính là phản ánh quyền lợi trách nhiệm của các bên với nhau, không cần đề cập đến số vốn của các bên.

b. Doanh nghiệp liên doanh (Joint-Venture Company/Enterprise - JVC).

Là doanh nghiệp được thành lập giữa một bên là Việt Nam với một hoặc nhiều bên nước ngoài trên cơ sở ký kết hợp đồng liên doanh (Joint Venture Contract) và tiến hành hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân Việt nam. Đặc điểm của loại hình này là thành lập doanh nghiệp mới (pháp nhân mới) và hoạt động trên nguyên tắc độc lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn. Phần góp vốn của bên phía nước ngoài không hạn chế mức tối đa, nhưng tối thiểu lớn hơn hoặc bằng 30% vốn pháp định. Phân chia lợi nhuận, rủi ro của JVC theo tỷ lệ góp vốn thuộc vốn pháp định.

c. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% capital foreign enterprise)

Là doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân người nước ngoài thành lập, tự quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn.

d. Hợp đồng xây dựng - khai thác - chuyển giao (Build-Operate-Transfer)

Là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở văn bản giữa chủđầu tư nước ngoài với cơ

quan nhà nước có thẩm quyền để xây dựng các công trình hạ tầng như: cầu đường, sân bay, bến cảng, nhà máy...

Đặc điểm của loại hình này là các chủđầu tư xây dựng công trình trong thời gian đủđể thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý. Sau đó giao toàn bộ công trình cho Chính phủ Việt Nam mà không thu bất kỳ một khoản tiền nào.

e. Khu chế xuất (Export Processing Zone)

- Khu vực ngăn cách nội địa bằng hàng rào tự nhiên hoặc hàng rào nhân tạo và hoạt động theo quy chế riêng. Doanh nghiệp hoạt động chủ yếu để chế biến hàng hoá xuất khẩu. Hàng hoá

được miễn thuế xuất khẩu, ưu đãi khác về thuế. Khu chế xuất không có dân cư sinh sống. g. Khu công nghiệp tập trung (Central Industrial Zone)

Là khu công nghiệp do Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới, địa lý xác định chuyên sản xuất công nghiệp, các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống. Khu tập trung các nhà sản xuất trong, ngoài nước sản xuất hàng hoá xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Bao gồm có thể cả khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất.

Một phần của tài liệu GT Quan Tri Kinh Doanh Quoc Te (Trang 65 - 66)