Xác định tỷ giá hối đoái của hai đồng tiền yết giá khác nhau.

Một phần của tài liệu GT Quan Tri Kinh Doanh Quoc Te (Trang 74 - 79)

V ăn kiện Đại hội Đảng ton quốc lần IX trang

c/ Xác định tỷ giá hối đoái của hai đồng tiền yết giá khác nhau.

GBP/USD ; USD/EUR Ta có công thức tổng quát như sau:

GBP/EUR = GBP/USD x USD/ EUR BID = ASK x ASK

ASK = BID x BID. Ví dụ:

GBP/USD = 1,7825/75 USD/ EUR = 5,8615/95 Tính BID GBP/ EUR = ?

Ta được:

BID GBP/ EUR = ASK GBP/USD x ASK USD/ EUR = 1,7875 x 5,8695 = 10,4917.

Tỷ giá ASK GBP/EUR cũng sẽđược tính tương tự.

7.2.4. Các nhân tốảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Sau khi chếđộ tiền tệ Bretton Woods sụp đổ 1971, quan hệ tiền tệ giữa các nước được "thả

nổi" trong đó, điển hình nhất là cơ chế "tỷ giá thả nổi" của các đồng tiền quốc gia tư bản chủ

nghĩa. Với cơ chế này, tỷ giá hối đoái của các nước biến động hàng ngày, hàng giờ trên thị trường do ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố:

Một là, mức chênh lệch lạm phát của hai nước.

Giả sử trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, năng suất lao động của hai nước tương đương như nhau, quản chế ngoại hối tự do, một loại hàng A ở nước Mỹ có giá là 1USD và ở Pháp là 10 FRF, có nghĩa là ngang giá sức mua đối nội của hai đồng tiền này là USD/FRF = 10. Nếu ở Mỹ có mức lạm phát là 5% và ở Pháp là 10% thì giá loại hàng A ở Mỹ tăng lên là 1,05 USD, ở Pháp tăng lên là 11 FRF. Do đó, ngang giá sức mua đối nội sẽ là 1,05 USD = 11 FRF.

Hay là: USD/FRF = 05 , 1 11 = 10,4761 Tỷ giá trước lạm phát USD/FRF = 10 Tỷ giá sau lạm phát USD/FRF = 10,4761.

Mức chênh lệch tỷ giá = 0,4761 FRF hay là 4,76% trong khi đó mức chênh lệch lạm phát là 5%, hai mức chênh lệch này có thể coi là tương đương như nhau.

Qua đó, có thể nhận thấy tỷ giá biến động do lạm phát phụ thuộc vào mức chênh lệch lạm phát của hai đồng tiền yết giá và định giá.

Từ ví dụ trên, quy ra bằng chữ ta có thể tìm ra công thức sau đây: Nếu mức độ lạm phát ở Mỹ là IA, ở Pháp là IF. Tỷ giá trước lạm phát: USD = a FRF

Tỷ giá sau lạm phát:

USD + USD × IA = a FRF + a FRF × IF USD (1 + IA) = a FRF (1 + IF)

USD = a FRF (1 + IF)/(1 + IA) ) IA 1 ( ) IF 1 ( aFRF USD + + = Ví dụ: USD/VND năm 2001 = 15.000 VND. Mức độ lạm phát của Mỹ là 5%, mức độ lạm phát của Việt Nam là 0,5%. Tỷ giá USD/VND sau lạm phát là:

14.357,14 ) 05 , 0 1 ( ) 005 , 0 1 ( 000 . 15 VND / USD = + + = Nếu mức độ lạm phát ở Mỹ nhỏ, thì có thể coi : (1 + IA) ≈ 1

Do đó, tỷ giá sau lạm phát sẽ là: USD = a FRF + a FRF (IF - IA)

Qua đó cho thấy, nước nào có mức độ lạm phát lớn hơn nước kia thì đồng tiền của nước đó có sức mua thấp hơn nước kia. Ngoại hối có giá cả, bởi vì ngoại hối cũng là một loại hàng hoá đặc biệt, giá cả của ngoại hối cũng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố làm cho nó biến động như mức

độ lạm phát và giảm phát, cung và cầu ngoại hối trên thị trường v.v... Nếu không tính đến các nhân tố khác, chỉ tính riêng ảnh hưởng của nhân tố lạm phát, ta có thể dựđoán được sự biến động của tỷ

giá trong tương lai.

Hai là, cung và cầu ngoại hối trên thị trường là nhân tốảnh hưởng trực tiếp và nhạy bén đến sự biến động của tỷ giá hối đoái.

Các nhân tốảnh hưởng đến quan hệ cung và cầu trên ngoại hối có thể gồm:

- Tình hình dư thừa hay thiếu hụt của cán cân thanh toán quốc tế. Nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa thì có thể dẫn đến khả năng cung ngoại hối lớn hơn cầu ngoại hối. Ngược lại, thì cầu ngoại hối lớn hơn cung ngoại hối.

- Thu nhập thực tế (tức mức độ tăng GNP thực tế) tăng lên sẽ làm tăng nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu, do đó làm cho nhu cầu ngoại hối để thanh toán hàng nhập khẩu tăng lên.

Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước

Nước nào lãi suất ngắn hạn cao hơn nước khác hoặc cao hơn LIBID thì vốn ngắn hạn sẽ

chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do đó sẽ làm cho cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi, tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống. Khi Việt Nam nâng cao lãi suất tiền gửi cao hơn các nước khác trong khu vực hay cao hơn lãi suất KIBID, thì lượng ngoại tệ sẽ chạy vào Việt Nam để mua các tín phiếu ngắn hạn, do đó làm cho cung ngoại tệ tăng lên từ S1S1 đến S2S2 và

đồng thời cũng làm cho giảm nhu cầu ngoại tệ xuống từ D1D1 tới D2D2. Tỷ giá hối đoái cũng giảm xuống từ giao điểm E1 xuống E2, tức là từ USD/VND = 15.020,00 xuống còn 14.980,00.

7.2.5. Các loại tỷ giá hối đoái

Tỷ giá thường được niêm yết tại ngân hàng là tỷ giá điện hối; tức là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện. Tỷ giá điện hối là tỷ giá cơ sở để xác định ra các loại tỷ giá khác. Còn tỷ giá thư hối, tức là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư.

Tỷ giá của séc và hối phiếu trả tiền ngay được mua và bán theo một tỷ giá mà cơ sở xác

định nó bằng tỷ giá điện hối trừ đi số tiền lãi của trị giá toàn bộ của séc và hối phiếu phát sinh theo số ngày cần thiết của bưu điện để chuyển séc từ nước này sang nước khác và theo số ngày kể

từ lúc ngân hàng bán hối phiếu đến lúc hối phiếu được trả tiền.

Trong nghiệp vụ mua bán ngoại hối của ngân hàng có chia ra tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản. Tỷ giá chuyển khoản bao giờ cũng cao hơn tỷ giá tiền mặt.

Người ta còn chia ra tỷ giá giao nhận ngay và tỷ giá giao nhận có kỳ hạn. Tỷ giá giao nhận ngay tức là tỷ giá áp dụng khi bán ngoại hối thì được nhận tiền ngay vào ngày hôm đó hay sau đó hai ngày. Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn là tỷ giá áp dụng khi bán ngoại hối nhưng sau một thời hạn nhất định - 01 tháng hay 03 tháng... mới nhận được tiền.

7.2.6. Phương pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái

Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá, tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố và biến động một cách tự phát. Nhà nước có thể áp dụng nhiều phương pháp đểđiều chỉnh tỷ giá hối

Các biện pháp chủ yếu đểđiều chỉnh tỷ giá hối đoái bao gồm:

* Chính sách chiết khấu là chính sách của ngân hàng trung ương dùng cách thay đổi lãi suất chiếu khấu của ngân hàng mình đểđiều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường. Khi tỷ giá hối đoái lên cao đến mức nguy hiểm (đồng tiền nội địa mất giá, cung ngoại tệ < cầu ngoại tệ dẫn đến giá mua một ngoại tệ cao hơn trước), muốn làm cho tỷ giá hạ xuống thì ngân hàng trung ương nâng cao lãi suất chiết khấu lên, do đó lãi suất trên thị trường cũng tăng lên, kết quả là vốn ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ chạy vào nước mình để thu lãi cao. Lượng vốn chạy vào sẽ góp phần làm dịu sự căng thẳng của cầu ngoại hối, do đó, tỷ giá hối đoái sẽ có xu hướng hạ xuống.

Lãi suất lên cao có thể thu hút vốn ngắn hạn của nước ngoài chạy vào, nhưng khi tình hình chính trị, kinh tế và tiền tệ trong nước đó không ổn định thì không nhất thiết thực hiện được, bởi vì đối với vốn nước ngoài, vấn đề lúc đó lại đặt ra trước tiên là sựđảm bảo an toàn cho vốn chứ

không phải là vấn đề thu được lãi nhiều. Tuy nhiên, không nên hoàn toàn coi thường chính sách chiết khấu. Nếu tình hình tiền tệ của các nước đều đại thể như nhau thì phương hướng đầu tư ngắn hạn vẫn hướng vào những nước có lãi suất cao. Do đó hiện nay, chính sách chiết khấu vẫn có ý nghĩa của nó.

* Chính sách hối đoái còn gọi là chính sách hoạt động công khai trên thị trường là biện pháp trực tiếp tác động vào tỷ giá hối đoái, có nghĩa là ngân hàng trung ương hay các cơ quan ngoại hối của nhà nước dùng nghiệp vụ trực tiếp mua bán ngoại hối đểđiều chỉnh tỷ giá hối đoái.

Khi tỷ giá hối đoái lên cao, ngân hàng trung ương tung ngoại hối ra bán để kéo tỷ giá hối

đoái tụt xuống. Muốn thực hiện được biện pháp này, ngân hàng trung ương có dự trữ ngoại hối lớn. Song, nếu tình hình thiếu hụt của cán cân thanh toán quốc tế của một nước kéo dài thì khó có nguồn dự trữ ngoại tệ lớn để thực hiện chính sách này.

* Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái là một hình thức biến tướng của chính sách hối đoái, mục

đích của nó là nhằm tạo ra một cách chủđộng một lượng dự trữ ngoại hối đểứng phó với sự biến

động của tỷ giá hối đoái, thông qua chính sách hoạt động công khai trên thị trường. Về nguyên tắc thì ngân hàng trung ương các nước không chịu trách nhiệm điều tiết sự biến động của tỷ giá thả

nổi. Song, do khủng hoảng ngoại hối trầm trọng, tiền tệ các nước ngày một mất giá và tỷ giá biến

động mãnh liệt đã ảnh hưởng đến sản xuất và lưu thông hàng hoá, các nước đã thành lập các quỹ

bình ổn hối đoái đểđiều tiết tỷ giá của đồng tiền nước mình.

* Phá giá tiền tệ (Devaluation): Trong những điều kiện của cuộc đấu tranh về kinh tế, chính trịở các nước vì thị trường ngoài nước, cũng như trong những điều kiện mức độ lạm phát rất khác nhau ở các nước đã phát sinh, vấn đề cần thiết phải xem xét lại tỷ giá tiền tệ của nước này hoặc của nước khác.

Trong tình trạng khủng hoảng ngoại hối nghiêm trọng, khi mà sức mua của tiền tệ giảm sút mạnh và không thểđại biểu cho sức mua danh nghĩa của nó, khi mà trong suốt thời gian dài tỷ giá hối đoái biến động mạnh thì vấn đề xác định lại tỷ giá hối đoái là điều không thể tránh khỏi, song các nhà nước không thừa nhận điều đó, họ phá giá tiền tệ lúc nào, mức độ ra sao là phụ thuộc vào mục đích kinh tế và chính trị của họ. Phá giá tiền tệđã trở thành một chính sách kinh tế của nhà nước để tác động đến tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế.

Phá giá tiền tệ là sựđánh tụt sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ hay là nâng cao tỷ giá hối đoái của một đơn vị ngoại tệ.

Ví dụ trước đây, vào khoảng tháng 12 năm 1971, đồng đô la Mỹ phá giá 7,89%, tức là giá của một bảng Anh tăng từ 2,40 USD lên 2,605 USD hay là sức mua của USD giảm đi 0,416 GBP, còn 0,383 GBP.

Tác dụng của phá giá tiền tệ với nước tiến hành phá giá có thể là:

- Khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, hạn chế nhập khẩu hàng hoá, do đó có tác dụng khôi phục lại sự cân bằng của cán cân ngoại thương, nhờ vậy góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

- Khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối và hạn chế xuất khẩu vốn ra bên ngoài cũng như

chuyển tiền ra ngoài nước, do đó có tác dụng làm tăng khả năng cung ngoại hối, giảm nhu cầu về

ngoại hối, nhờđó tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống.

- Khuyến khích du lịch vào trong nước, hạn chế du lịch ra nước ngoài, vì vậy quan hệ cung và cầu ngoại hối bớt căng thẳng.

- Cướp không một phần giá trị thực tế của những ai nắm đồng tiền bị phá giá trong tay. Tác dụng chủ yếu của biện pháp phá giá tiền tệ là nhằm cải thiện tình hình của cán cân thương mại. Tuy vậy, tác dụng cải thiện cán cân thương mại có trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào khả năng đẩy mạnh xuất khẩu của nước tiến hành phá giá tiền tệ và năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu của nước đó.

* Nâng giá tiền tệ (Revaluation) là việc nâng cao giá chính thức đơn vị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, tức là nâng cao hàm lượng vàng của tiền nước mình lên, tỷ giá của ngoại hối so với

đồng tiền nâng giá bị sụt xuống, hay là hạ thấp tỷ giá hối đoái xuống.

Ảnh hưởng của nâng giá tiền tệđối với ngoại thương của một nước hoàn toàn ngược lại với phá giá tiền tệ. Nâng giá tiền tệ trong những điều kiện hiện nay thường xảy ra dưới áp lực của nước khác mà các nước này mong muốn tăng khả năng cạnh tranh hàng hoá của nước mình vào nước có cán cân thanh toán và cán cân thương mại dư thừa. Những nước có nền kinh tế phát triển quá "nóng", muốn làm "lạnh" nền kinh tếđể tránh khủng hoảng cơ cấu thì sẽ dùng biện pháp nâng giá tiền tệđể giảm xuất khẩu hàng hoá, giảm đầu tư vào trong nước.

7.3. CÁC HÌNH THỨC KINH DOANH NGOẠI HỐI 7.3.1. Nghiệp vụ hối đoái giao ngay 7.3.1. Nghiệp vụ hối đoái giao ngay

Thị trường giao ngay (The spot market) là thị trường giao dịch các hợp đồng hay các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ giao ngay. Thị trường giao ngay có thể hoạt động dưới hình thức có tổ chức hoặc không có tổ chức. Hình thức có tổ chức chiếm tỷ trọng lớn hơn về doanh số giao dịch, chủ

yếu giao dịch ngoại tệ và chuyển khoản, trong khi thị trường không có tổ chức thường chiếm tỷ

trọng nhỏ hơn và chủ yếu giao dịch ngoại tệ mặt. Ở các nước phát triển, thị trường có tổ chức hình thành và phát triển từ lâu đời nên thị trường tự do bị thu hẹp dần và chiếm tỷ trọng không đáng kể. Trong điều kiện nước ta, do thị trường ngoại hối mới hình thành và đồng tiền chưa được tự do chuyển đổi nên thị trường có tổ chức chưa lớn mạnh đủđể thu hẹp và loại bỏ thị trường tự do.

Nghiệp vụ hối đoái giao ngay (spot transactions) là nghiệp vụ mua hay bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệđược thực hiện ngay hoặc chậm nhất là trong hai ngày làm việc kể từ khi thỏa thuận hợp đồng mua bán. Nghiệp vụ này diễn ra trên thị trường giao ngay và được thực hiện trên cơ sở tỷ giá giao ngay (spot rate) tức là tỷ giá được xác định và có giá trị tại thời điểm giao dịch. Nói chung, nó nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ giao ngay của các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư và các ngân hàng thương mại.

Tỷ giá giao ngay được niêm yết tất cả các ngân hàng thương mại. Ngoài ra trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, đài truyền thanh, truyền hình cũng có niêm yết tỷ giá này. Yết giá theo kiểu Mỹ (American Term) - Theo cách này, tỷ giá được niêm yết giá với USD là

đồng tiền định giá. Chẳng hạn dưới đây chúng ta có tỷ giá được niêm yết theo kiểu Mỹ vào ngày 30/4/2002:

1GBP = 1,44 USD 1EUR = 0,8752 USD

Yết giá theo kiểu châu Âu (European term) - Theo cách này tỷ giá được niêm yết bằng số

ngoại tệ trên 1 đơn vị USD. Hay nói khác đi, đây là cách yết giá với USD là đồng tiền yết giá. Chẳng hạn chúng ta có tỷ giá:

Một phần của tài liệu GT Quan Tri Kinh Doanh Quoc Te (Trang 74 - 79)