Mục đích nghiên cứu của chương này là giới thiệu những vấn đề khái quát về trao đổi mậu dịch hay còn gọi là ngoại thương, một hình thức lâu đời nhất của kinh doanh quốc tế.
Chính sách ngoại thương thường tập trung vào việc giải quyết các vấn đề: Nên xuất nhập khẩu những sản phẩm nào? Kinh doanh với ai? Kinh doanh như thế nào?
Các Chính phủ, các doanh nghiệp đều phải vật lộn với việc trả lời các câu hỏi đó. Một khi
đã quyết định được những vấn đề trên, họ sẽ đưa ra được các chính sách thương mại nhằm đạt
được các mục tiêu của chính sách phát triển kinh tế quốc gia.
Chương này sẽ giới thiệu những công cụ chính sách khác nhau được các quốc gia sử dụng
để can thiệp vào việc phân phối nguồn lực trong thương mại tự do.
Sau khi học xong chương này, học viên phải đạt được các yêu cầu sau: - Nắm được khái niệm và hiểu rõ bản chất của kinh doanh thương mại quốc tế
- Bản chất và những tiến bộ, những hạn chế của của các lý thuyết thương mại quốc tế. - Các chính sách và công cụ trong thương mại quốc tế
- Nội dung của việc tổ chức kinh doanh thương mại quốc tế
Nội dung chính:
- Các lý thuyết về thương mại quốc tế
- Các đặc trưng của kinh doanh quốc tế
- Cơ cấu của hoạt động kinh doanh quốc tế
- Các nhân tốảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế.
NỘI DUNG
5.1. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
5.1.1. Khái niệm
Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các doanh nghiệp của các quốc gia thông qua hành vi mua, bán. Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại quốc tế phải hoạt động trong môi trường có tính quốc tế và phải thường xuyên đối phó với những tác động của môi trường này. Việc tiến hành các hoạt động thương mại quốc tế sẽ tuỳ thuộc vào các mục tiêu của công ty và các phương tiện mà công ty lựa chọn thực hiện.
5.1.2. Vai trò của kinh doanh thương mại quốc tế
a. Đối với doanh nghiệp
Thương mại quốc tế là một bộ phận của nền kinh tế liên quan đến quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ với các nước khác, cho nên trước hết nó thực hiện mục tiêu lợi nhuận của doanh
nghiệp. Thông qua thương mại quốc tế, các doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mở rộng quy mô và đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh nhằm tạo cho doanh nghiệp đạt
được sự tăng trưởng bền vững.
Kinh doanh thương mại quốc tế nâng cao vị thế của doanh nghiệp, tạo thế và lực cho doanh nghiệp không những ở thị trường quốc tế, mà cả thị trường trong nước thông qua việc mua bán hàng hoá ở thị trường trong và ngoài nước, cũng như việc mở rộng các quan hệ bạn hàng. Ngoài ra, kinh doanh thương mại quốc tế có vai trò điều tiết, hướng dẫn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
b. Đối với nền kinh tế quốc dân
Kinh doanh thương mại quốc tế phục vụđắc lực cho công cuộc đổi mới kinh tế thông qua việc sử dụng tốt hơn nguồn vốn lao động và tài nguyên của đất nước, tăng giá trị ngày công lao
động, tăng thu nhập quốc dân, tăng hiệu quả sản xuất, tạo vốn và kỹ thuật bên ngoài cho nền sản xuất trong nước kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm nảy sinh các nhu cầu tiềm tàng của người tiêu dùng... Kinh doanh thương mại quốc tế còn góp phần mở rộng các quan hệ
kinh tếđối ngoại, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
5.2. CÁC LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
5.2.1. Lý thuyết Trọng thương
- Coi trọng xuất nhập khẩu, phái này cho rằng đó là con đường mang lại sự phồn thịnh cho
đất nước, tuy nhiên cần phải xuất siêu, nghĩa là xuất khẩu phải lớn hơn nhập khẩu. - Vàng bạc (quý kim) bị coi trọng quá mức
- Lý thuyết trọng thương đã biết đánh giá về vai trò của thương mại quốc tế
- Có sự can thiệp sâu của chính phủ vào các hoạt động thương mại quốc tế
- Coi việc buôn bán với nước ngoài không phải xuất phát từ lợi ích chung của hai nước mà chỉ vun vén lợi ích chung cho mình
5.2.2. Adam Smith với lợi thế tuyệt đối
Quan điểm kinh tế cơ bản của A Smith.
- Khẳng định vai trò của cá nhân trong hệ thống kinh tế tư doanh.
- Khẳng định việc phân công lao động sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận. Theo A.Smith cơ sở mậu dịch giữa các quốc gia chính là lợi thế tuyệt đối. Theo Smith, lợi thế tuyệt đối chính là chi phí sản xuất 1 sản phẩm (A) của quốc gia này (I) thấp hơn so với chi phí sản xuất của chính sản phẩm ấy (A) của một quốc gia khác (II). Khi đó, quốc gia này sẽ tập trung vào sản xuất sản phẩm có chi phí sản xuất thấp và đem trao đổi với quốc gia khác. Bằng cách đó, lao động của các quốc gia sẽ
dược sử dụng có hiệu quả hơn và sản phẩm của cả hai quốc gia sẽ tăng lên.
Mô hình thương mại dựa trên lý thuyết lợi thế tuyệt đối
Giả sử 1 giờ lao động ở Mỹ sản xuất được 6 mét vải, 1 giờ lao động ở Việt Nam chỉ sản xuất được 1 mét vải. Trong khi đó 1 giờ lao động ở Mỹ thì chỉ sản xuất được 4 kg lương thực, còn
ở Việt Nam thì sản xuất được 5kg lương thực. Các số liệu được biểu thị như sau:
Sản phẩm Mỹ Việt Nam
Vải (mét/giờ) 6 1