Vai trò của dịch vụ quốc tế

Một phần của tài liệu GT Quan Tri Kinh Doanh Quoc Te (Trang 97 - 98)

V ăn kiện Đại hội Đảng ton quốc lần IX trang

CHƯƠNG 8: KINH DOANH CÁC DỊCH VỤ QUỐC TẾ

8.1.3. Vai trò của dịch vụ quốc tế

Dịch vụ quốc tếđã và đang có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới.

a. Dịch vụ quốc tế là những hoạt động không thể thiếu được trong nền kinh tế của mỗi quốc gia.

Nếu chúng ta xem xét nền kinh tế của mỗi quốc gia là một bộ phận không thể tách rời trong một chỉnh thể thống nhất, thì mỗi nền kinh tếđó gồm hai bộ phận chủ yếu hợp thành, đó là các ngành sản xuất vật chất và các ngành dịch vụ. Với sự biến đổi sâu sắc và phát triển với tốc độ

ngày càng cao của nền kinh tế, các dịch vụđang chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Số lượng lao

động làm việc trong các ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng lao động xã hội. Phần tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và phần tổng sản phẩm quốc dân (GNP) do các ngành dịch vụ tạo ra cung đang có xu hướng gia tăng.

Chính vì vậy, trong những điều kiện mới của nền kinh tế thế giới, mỗi quốc gia không chỉ

tập chung phát triển mạnh mẽ các ngành sản xuất ra sản phẩm vật chất, mà còn đặc biệt quan tâm

đến phát triển các lĩnh vực, các hoạt động dịch vụ.

Theo đà phát triển của lực lượng sản xuất, với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ cùng với nhu cầu của con người ngày càng cao và đa dạng, lĩnh vực dịch vụ cũng có sự chuyển dịch cơ cấu đáng kể. Tuỳ thuộc tính đặc thù về tiềm năng, về trình độ kinh tế hiện đại mà mỗi nước đang cố gắng tạo cho mình những nhóm dịch vụ mũi nhọn khác nhau. Theo kinh nghiệm của các nước phát triển nhanh chóng trong khu vực và thế giới, thì các dịch vụ

về tài chính, ngân hàng, dịch vụ về vận tải, bưu điện, các dịch vụ về du lịch, thông tin đang là những loại hình mang lại hiệu quả kinh tế lớn và đã hình thành thị trường trên phạm vi quốc tế.

b. Hoạt động dịch vụ là lĩnh vực đầu tư kinh doanh có hiệu quả nhanh

So với đầu tư vào kinh doanh ở các lĩnh vực sản xuất ra sản phẩm vật chất, thì đầu tư cho kinh doanh các hoạt động dịch vụ về cơ bản cần lượng vốn không lớn, nhưng có doanh thu cao. Nhìn chung dịch vụ là lĩnh vực kinh doanh rất năng động và rộng rãi vì đối tượng dịch vụ rộng (lĩnh vực sản xuất vật chất, tiêu dùng cá nhân). Thời gian, không gian phục vụ và tính đa dạng phong phú của nhu cầu khách hàng, về hoạt động dịch vụđòi hỏi hoạt động kinh doanh này cũng

đa dạng và phức tạp.

c. Tác dụng của hoạt động dịch vụ quốc tế trong nền kinh tế thế giới

Kinh doanh các dịch vụ quốc tếđang nhanh chóng trở thành một bộ phận cơ bản trong các hoạt động kinh doanh quốc tế. Ở những nước có nền kinh tế phát triển, lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ chiếm khoảng 80%, khu vực dịch vụđã tạo ra khoảng 2/3 tổng sản phẩm quốc nội hay 3/4 tổng sản phẩm quốc dân.

Hiện tại, việc kinh doanh dịch vụ chủ yếu diễn ra giữa các nước công nghiệp đã phát triển. Còn các nước đang phát triển, theo truyền thống, họđang tập trung hình thành và phát triển trước hết là ngành nông nghiệp và tiếp theo là các ngành công nghiệp chế biến đểđáp ứng những nhu cầu cơ bản, trước khi tiến hành đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ. Đáng chú ý là một số nước đang phát triển như Mê-hi-cô, Xin-ga-po, Trung Quốc... đang không đi theo mô hình kinh tế truyền thống nêu trên, mà tập trung ngay vào việc phát triển mạnh các khu vực dịch vụ. Sở dĩ như vậy là vì, các nước này đang thiếu các nguồn lực về nông nghiệp, nhưng họ lại nắm bắt được kịp thời xu hướng ra tăng của dịch vụ quốc tế, thông qua việc cung cấp nguồn lao động rẻ và đã được đào tạo và có sẵn.

Việc buôn bán dịch vụ quốc tế mang lại nhiều lợi ích cho các công ty đa quốc gia. Chẳng hạn, công ty Citybank của Mỹđã thu được 68% tổng doanh thu từ các hoạt động ở nước ngoài; 10 công ty quảng cáo hàng đầu của thế giới đã thu được hầu hết doanh thu từ nước ngoài. Việc cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đang tăng lên nhanh chóng ở tất cả các mức độ khác nhau. Hồng Kông, Xin-ga-po và các quốc gia Tây Âu đang ngày càng hoạt động tích cực trong các ngành dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm và quảng cáo. Một vài năm gần đây, các công ty xây dựng của Mỹ có thểđộc quyền thực sự trong các dự án xây dựng quy mô lớn. Hiện nay, các công ty của Hàn Quốc, I-ta-li-a, Nam Tư (cũ) và các nước khác đang giữ phần đáng kể trong kinh doanh xây dựng quốc tế. Hiện tại, việc kinh doanh các dịch vụ quốc tế ngày càng gia tăng, trong đó đáng lưu ý là sự gia tăng nhanh chóng của các hình thức dịch vụ kinh doanh quốc tế như bưu chính viễn thông, bảo hiểm..

Tiến bộ công nghệ là nhân tố thứ hai thúc đẩy dịch vụ quốc tế gia tăng. Tiến bộ công nghệ

ban đầu đang dần dần tạo ra những phương thức kinh doanh mới và cho phép hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng theo chiều ngang trên bình diện quốc tế. Tiến bộ công nghệđang đặt ra một yêu cầu rất lớn đối với việc phát triển các dịch vụ xuất nhập khẩu sức lao động, dịch vụ

chuyển giao công nghệ... Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thế giới đã thúc đẩy mạnh mẽ

sự ra đời và phát triển của các hoạt động buôn bán dịch vụ quốc tế. Việc gia tăng các hoạt động dịch vụ quốc tế có tác dụng to lớn đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia, cũng như hiệu quả kinh doanh của các công ty khi tham gia vào môi trường kinh doanh quốc tế. Điều đó được thể hiện:

Hoạt động dịch vụ phát triển thúc đẩy lĩnh vực sản xuất ra sản phẩm vật chất phát triển và

đảm bảo cho lĩnh vực đời sống xã hội về vật chất, tinh thần được thuận tiện, phong phú và văn minh. Dịch vụ phát triển sẽ thúc đẩy phân công lao động quốc tế, thúc đẩy chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất kinh doanh. Dịch vụ quốc tế phát triển kéo theo nền kinh tế mỗi quốc gia phát triển. Sự phát triển mạnh của các dịch vụ quốc tế sẽđảm bảo tốc độ gia tăng tổng sản phẩm quốc dân, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo lập cán cân thương mại và cán cân thanh toán...

Một phần của tài liệu GT Quan Tri Kinh Doanh Quoc Te (Trang 97 - 98)