CHƯƠNG 6: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀ

Một phần của tài liệu GT Quan Tri Kinh Doanh Quoc Te (Trang 54 - 56)

V ăn kiện Đại hội Đảng ton quốc lần IX trang

CHƯƠNG 6: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀ

GII THIU Mục đích yêu cầu: Mục đích yêu cầu:

Mục đích nghiên cứu của chương này là giới thiệu những vấn đề khái quát vềđầu tư quốc tế

và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Chương này sẽ giới thiệu những định hướng chiến lược cũng như các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Sau khi học xong chương này, học viên phải nắm được:

- Sự khác biệt giữa đầu tư quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Các lý thuyết vềđầu tư trực tiếp nước ngoài là cơ sở cho việc hình thừnh và phát triển của

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

- Các chính sách và công cụ trong việc thu hút FDI vào Việt Nam

Nội dung chính:

- Khái quát vềđầu tư quốc tế

- Các lý thuyết vềđầu tư trực tiếp nước ngoài

- Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt nam

- Các biện pháp đẩy mạnh thu hút FDI vào Việt nam.

NI DUNG

6.1. KHÁI QUÁT VỀĐẦU TƯ QUỐC TẾ

6.1.1. Khái niệm và phân loại đầu tư quốc tế

Đầu tư quốc tế là quá trình kinh tế trong đó các nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân) đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào vào nước tiếp nhận đầu tưđể thực hiện các hoạt

động sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ nhằm thu lợi nhuận hoặc để đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định. Bản chất của đầu tư nước ngoài là xuất khẩu tư bản, hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá. Xuất khẩu tư bản là quá trình thực hiện giá trị thặng dư ở nước ngoài, còn xuất khẩu hàng hoá là quá trình thực hiện giá trị thặng dưở trong nước.

Xuất khẩu hàng hoá và xuất khẩu tư bản luôn luôn bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Các nhà tư

bản thực hiện việc xuất khẩu hàng hoá để thâm nhập tìm hiểu thị trường, luật lệ, quyết định đầu tư

tư bản (xuất khẩu tư bản). Đồng thời với xuất khẩu tư bản là việc thành lập các doanh nghiệp đầu tư, liên doanh để nhằm xuất khẩu máy móc thiết bị, vật tư sang nước tiếp nhận đầu tư và khai thác nhân lực, lao động ở nước chủ nhà. Cùng với thương mại quốc tế, hoạt động đầu tư quốc tế là dòng chính trong trào lưu có tính quy luật trong liên kết kinh tế toàn cầu. Phân loại đầu tư quốc tế

(theo hình thức đầu tư) gồm có:

Trong hình thức đầu tư trực tiếp, chủđầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một phần vốn

đầu tưđủ lớn của dự án nhằm giành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ thương mại.

Do đầu tư bằng vốn sở hữu của tư nhân nên họ tự quyết định sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có ràng buộc về mặt chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế. Chủđầu tư tham gia điều hành nếu góp nhỏ hơn 100% vốn và trực tiếp tham gia điều hành mọi hoạt động nếu góp 100% vốn (công ty 100 % vốn đầu tư nước ngoài). Thông qua FDI, nước chủ nhà tiếp thu được công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý, mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được. Về nguồn vốn: ngoài vốn pháp định, còn bao gồm cả vốn vay trong quá trình triển khai hoạt động, hoặc tái đầu tư từ lợi nhuận thu được.

Đầu tư gián tiếp

Là hình thức đầu tư vốn quốc tế quan trọng, trong đó chủđầu tư nước ngoài đầu tư bằng hình thức mua cổ phần của các công ty nước sở tại (ở mức khống chế nhất định) để thu lợi nhuận mà không tham gia điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Đặc điểm của loại đầu tư

này là phạm vi đầu tư có giới hạn (Chủđầu tư chỉ quyết định mua cổ phần của các doanh nghiệp có lãi và có triển vọng trong tương lai. Số lượng cổ phần bị khống chế ở mức độ nhất định để

không có cổ phần nào chi phối doanh nghiệp (từ 10 - 25% vốn pháp định.) Đồng thời, chủđầu tư

không tham gia điều hành, nước nhận đầu tư có quyền chủđộng hoàn toàn trong sản xuất và kinh doanh. Chủ đầu tư thu lợi nhuận qua lãi suất cổ phiếu không cố định phụ thuộc kết quả kinh doanh. Mặc dù đầu tư gián tiếp không có cơ hội như FDI nhưng có cơ hội phân tích rủi ro kinh doanh trong những người mua cổ phiếu.

Tín dụng thương mại

Là hình thức đầu tư dưới dạng cho vay vốn và thu lợi nhuận qua lãi suất tiền vay. Hình thức này có đặc điểm là ngân hàng cung cấp vốn tuy không tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nhưng trước khi cho vay phải nghiên cứu tính khả thi của dự án đầu tư, có yêu cầu về bảo lãnh hoặc thế chấp các khoản vay để giảm rủi ro. Chủđầu tư thu lợi nhuận cốđịnh (lãi suất tiền vay) theo khếước độc lập với kết quả kinh doanh của nước nhận đầu tư. Ngân hàng có quyền sử dụng tài sản thế chấp và yêu cầu cơ quan bảo lãnh thanh toán, khi bên vay không có khả năng thanh toán. Tuy nhiên, hình thức này có độ rủi ro lớn và đối tượng vay vốn chủ yếu là các doanh nghiệp.

6.1.2. Nguyên nhân chính của việc tăng trưởng đầu tư quốc tế

Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tự do hoá thương mại và

đầu tư. Quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới hình thành thị trường toàn cầu. Quá trình phân công chuyên môn hóa trên quy mô quốc tế dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế

dân tộc. Các nước phát triển kinh tế thị trường thực hiện chính sách mở cửa (phần lớn gia nhập WTO) và chấp nhận xu hướng tự do hoá thương mại và đầu tư. Nguồn vốn đầu tư quốc tế - hàng hoá đặc biệt - sẽ tuân theo quy luật của thị trường chảy từ nơi thừa vốn tới nơi thiếu vốn.

Sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng công nghệ và thông tin đã thúc đẩy việc đổi mới cơ cấu kinh tế của các nước, tạo nên sự dịch chuyển vốn giữa các quốc gia. Cách mạng khoa học kỹ thuật rút ngắn thời gian từ khi nghiên cứu sản phẩm dẫn

đến thời gian sản xuất, vòng đời sản phẩm ngắn, hàng hoá đa dạng và phong phú. Vấn đề nghiên cứu, phát triển, đổi mới thiết bị có ý nghĩa sống còn, dẫn đến hai xu hướng chính:

Thứ nhất: Với những ngành khoa học, công nghệ có nhu cầu vốn lớn, một số ít các tập đoàn tư bản lớn hơn liên kết, hợp tác đầu tư thay vì cạnh tranh để cùng chiếm lĩnh vị trí độc tôn trên thị

trường

Thứ hai: Chuyển dịch đầu tư sang nước khác đối với các sản phẩm đã lão hoá, cần nhiều nhân lực lao động hoặc gây ô nhiễm môi trường. Hai xu hướng trên diễn ra theo mô hình “đàn sếu bay”.

Cách mạng thông tin giúp các nhà đầu tư xử lý nhanh các tình huống, đưa ra các quyết định

đầu tư kịp thời tạo điều kiện cho việc tăng quy mô luân chuyển vốn. Sự thay đổi các yếu tố sản xuất kinh doanh ở các nước sở hữu vốn tạo nên “lực đẩy” với các nhà đầu tư quốc tế. Nguyên nhân là do trình độ phát triển kinh tế cao của công nghiệp phát triển dẫn đến hiện tượng “thừa tương đối” vốn. Chi phí tiền lương tăng, tài nguyên giảm dẫn đến chi phí khai thác tăng.

Đó chính là nguyên nhân cơ bản, tạo động lực thúc đẩy các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư - giảm chi phí sản xuất, kéo dài tuổi thọ của các sản phẩm ở các thị trường tiềm năng mới. Nhu cầu vốn để phát triển các nước công nghiệp hoá của các nước đang phát triển cũng tạo ra sức hút

đối với các nhà đầu tư. Phía các nước tư bản phát triển coi các nước đang phát triển là thị trường tiềm năng để tiêu thụ sản phẩm. Sự thịnh vượng của các nước đang phát triển tạo điều kiện mở

rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

6.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài

6.2.1. Một số lý thuyết vềđầu tư trực tiếp nước ngoài.

Một phần của tài liệu GT Quan Tri Kinh Doanh Quoc Te (Trang 54 - 56)