Những khó khăn đối với việc kinh doanh các dịch vụ quốc tế

Một phần của tài liệu GT Quan Tri Kinh Doanh Quoc Te (Trang 100)

V ăn kiện Đại hội Đảng ton quốc lần IX trang

CHƯƠNG 8: KINH DOANH CÁC DỊCH VỤ QUỐC TẾ

8.2.2. Những khó khăn đối với việc kinh doanh các dịch vụ quốc tế

Tuy các rào chắn kỹ thuật và chính sách đang giảm đối với các dịch vụ song trên thực tế, so với số lượng và hình thức của các rào chắn dịch vụ như hiện nay, thì các rào chắn dịch vụ vẫn còn cao hơn nhiều so với các rào chắn hàng hoá thông thường khác. Các rào chắn này tồn tại dưới các dạng:

- Kiểm soát trực tiếp di chuyển dịch vụ qua biên giới. - Hạn chế các dự án đầu tư liên quan đến dịch vụ.

- Không khuyến khích thương mại dịch vụ thông qua các thủ tục hành chính, thuế khoá và các tiêu chuẩn sở hữu.

Cả hai đối tượng, các hãng cung cấp dịch vụ và các khách hàng tiềm năng, đều đòi hỏi sự tự

do hoá thương mại loại dịch vụ này. Một ví dụ cụ thể là các dịch vụ tài chính. Doanh số bán các dịch vụ tài chính, như việc bán các chứng khoán, điều tra nghiên cứu cho khách hàng... tăng lên cùng với sự tự do hoá các dòng chảy tài chính ở các nước phát triển và đang phát triển. Phần lớn các trường hợp, việc buôn bán các dịch vụ đi kèm với đầu tư trực tiếp của các thể chế tài chính quốc tế.

- Khó khăn trong việc thu thập số liệu và thông tin.

Các số liệu trong buôn bán dịch vụ quốc tế hoàn toàn nghèo nàn, vì các giao dịch về dịch vụ

thường có tính chất vô hình, cả về mặt thống kê lẫn về mặt vật chất. Ví dụ, một chuyến đi công du hải ngoại của một tư vấn gia vì mục tiêu kinh doanh khó có thể theo dõi và đo lường.

Việc thu thập thông tin về kinh doanh dịch vụ tiến hành khó khăn hơn nhiều vì các hoạt

động dịch vụ có tính chất vô hình và hơn nữa việc đo lường vừa mô tả khó khăn hơn nhiều so với các sản phẩm. Do vậy, sự hiểu biết không đầy đủ về thông tin đã gây khó khăn cho các quốc gia, cả trong việc đánh giá và điều chỉnh buôn bán các dịch vụ.

- Sự không khuyến khích của chính phủđối với việc cung cấp và tiêu thụ các dịch vụ quốc tế.

Các trở ngại đối với việc buôn bán dịch vụở nước ngoài gồm hai loại hình cơ bản: các hàng rào hạn chế xâm nhập và những khó khăn của việc cung cấp dịch vụở nước ngoài. Các hàng rào hạn chế xâm nhập thường xem là yếu tốđảm bảo “an ninh quốc gia”, “an ninh kinh tế”; chính phủ

thường đưa ra các biện pháp, chính sách để bảo hộ mạnh mẽ đối với hoạt động dịch vụ trong nước, các quy định và luật lệ dựa vào truyền thống có thể ngăn cản sựđổi mới; các chính phủ theo

đuổi các mục tiêu xã hội thông qua các quy định riêng của quốc gia, các quy định bắt buộc của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phải bỏ ra một khoản chi phí lớn hơn so với các nhà cạnh tranh nội địa; không cho phép tự do cạnh tranh trong một số lĩnh vực dịch vụ...

Một phần của tài liệu GT Quan Tri Kinh Doanh Quoc Te (Trang 100)