Sự hình thành các điều kiện thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu GT Quan Tri Kinh Doanh Quoc Te (Trang 132 - 133)

- Chiến lược lựa chọn một nước để kinh doanh, mà trong đó có sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh của nước sở tại.

a. Sự hình thành các điều kiện thương mại quốc tế

Buôn bán quốc tế có đặc điểm là tuyến dài, diện rộng ,nhiều khâu và nhiều rủi ro. Quá trình lưu thông hàng hóa từ người xuất khẩu đến tay người nhập khẩu nước ngòai, cần phải qua vận tải

đường dài, qua nhiều cửa ngõ, qua các ngân hàng, thương kiểm, hải quan, bảo hiểm...,khả năng hàng hóa gặp phải thiên tai hay sự cố bất ngờ cũng tương đối nhiều. Hơn nữa các thương nhân có khuynh hướng muốn sử dụng các từ viết tắt để xác định những vấn đề trên, nhưng do một số

nguyên nhân khách quan :

+ Tập quán của mỗi nước khác nhau + Luật pháp mỗi nước quy định khác nhau. + Ngôn ngữ bất đồng...

Việc hiểu không nhất quán các cụm từ dùng trong buôn bán quốc tế. Dẫn đến những rủi ro của người bán hoặc người mua.Kết cục tất yếu là tranh chấp xảy ra. Thậm chí xảy ra những xung

đột ảnh hưởng đến quyền lợi và mối quan hệ buôn bán giữa các nước. Vì lý do đó người ta thấy cần thiết phải đưa ra các quy tắc thống nhất để giải thích các điều kiện thương mại,các quy tắc mà cả hai bên đều có thể chấp nhận được và các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms - Viết tắt của International Commercial Terms (hay còn gọi là các điều kiện cơ sở gioa hàng) cấu

thành cấc quy tắc giải thích thống nhất đó. Do đó, các điều kiện thương mại quốc tế có thể hiểu là hệ thống các quy tắc, được quy định một cách thống nhất để biểu thị cấu thành của giá cả hàng hóa, nói rõ địa điểm giao hàng, xác định ranh giới rủi ro, trách nhiệm và chi phí giữa các bên tham gia trong hợp đồng buôn bán quốc tế.

Một phần của tài liệu GT Quan Tri Kinh Doanh Quoc Te (Trang 132 - 133)