Chiến lược thương hiệu.

Một phần của tài liệu GT Quan Tri Kinh Doanh Quoc Te (Trang 115 - 119)

- Chiến lược lựa chọn một nước để kinh doanh, mà trong đó có sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh của nước sở tại.

c. Chiến lược thương hiệu.

Một thương hiệu mạnh là một thương hiệu có thể tạo được sự thích thú cho khách hàng mục tiêu, làm cho họ có xu hướng tiêu dùng nó và tiếp tục tiêu dùng nó. Đặc tính này của thương hiệu có thể biểu diễn bằng khái niệm sựđam mê thương hiệu. Đam mê thương hiệu có thể bao gồm ba thành phần theo hướng thái độ, đó là sự thích thú, dự định tiêu dùng, và trung thành thương hiệu. Khi một thương hiệu nhận được lòng đam mê của khách hàng mục tiêu thì đó là cơ sở cho sự

thành công của thương hiệu.

Yếu tố tác động vào lòng đam mê thương hiệu. + Nhận biết thương hiệu + Chất lượng cảm nhận + Thái độđối với quảng cáo Hình thc để xây dng nhãn hiu thương hiu. 1. Tự xây dựng một nhãn hiệu nổi tiếng. 2. Liên kết với một thương hiệu/ nhãn hiệu nổi tiếng khác. 3. Mua lại một nhãn hiệu nổi tiếng khác. 4. Thuê nhãn hiệu nổi tiếng khác

TÓM TT

Vai trò của kinh doanh quốc tế:

Chiến lược kinh doanh đóng vai trò định hướng hoạt động cho doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh chỉ ra được những lợi thế và bất lợi của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác triệt để các cơ hội kinh doanh, tối thiểu hoá các mối đe doạ và các rủi ro trong hoạt

động, khai thác các lợi thế cạnh tranh để hoạt động có hiệu quả so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Các hình thức thâm nhập thị trường thế giới

Hình thức xuất khẩu trực tiếp: (Direct Exporting)

Hình thức này đòi hỏi chính doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp các sản phẩm của mình ra nước ngoài. Xuất khẩu trực tiếp nên áp dụng đối với những doanh nghiệp có trình độ và qui mô sản xuất lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp, có kinh nghiệm trên thương trường và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt trên thị trường thế giới.

Hình thức xuất khẩu gián tiếp: (Indirect Exporting)

Hình thức xuất khẩu gián tiếp không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua nước ngoài và người sản xuất trong nước. Để bán được sản phẩm của mình ra nước ngoài, người sản xuất phải nhờ vào người hoặc tổ chức trung gian có chức năng xuất khẩu trực tiếp.

Các mô hình chiến lược kinh doanh quốc tế

• Chiến lược thâm nhập thị trường thế giới:

- Chiến lược thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước

- Các hình thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất ở nước ngoài (Production in Foreign Countries)

- Phương thức chiến lược thâm nhập thị trường thế giới tại khu thương mại tự do:

1.Chiến lược định giá cạnh tranh

Chiến lược định giá cần được quan tâm đầu tiên với các phương thức sau đây: - Chiến lược định giá hướng tới thị trường

Thực chất của chiến lược này là hướng ra thị trường, hướng khách hàng, chấp nhận lợi nhuận, thậm chí phí lợi nhuận ở giai đoạn cần xâm nhập và phát triển thị trường mới.

- Chiến lược giá bám chắc thị trường.

Một số doanh sử dụng chiến lược định giá linh hoạt đểđẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, thực hiện chiến lược tăng trưởng tập trung.

2.Chiến lược khuyến mãi để tăng trưởng trên thị trường.

Bên cạnh chiến lược giá DN cần tiến hành thực hiện chiến lược khuyến mãi. Nếu căn cứ

vào thời điểm tiến hành, thì chiến lược này chia thành 4 loại: Chiến lược khuyến mãi trước khi khai trương; Chiến lược khuyến mãi trong ngày khai trương; Chiến lược khuyến mãi trong khi hoạt động; Chiến lược khuyến mãi đặc biệt.

3.Chiến lược phân phối đểđẩy nhanh sản phẩm hàng hoá.

Nếu căn cứ vào sự tiếp xúc giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng thì chiến lược phân phối được chia thành 2 loại: Chiến lược phân phối trực tiếp; Chiến lược phân phối gián tiếp.

4.Chiến lược phát triển thị trường quốc tế

- Chiến lược tìm lợi thế so sánh tương đối sản phẩm của doanh nghiệp so với sản phẩm đối thủ nước sở tại, đểđẩy mạnh suất khẩu.

- Chiến lược cạnh tranh trên toàn bộ mặt hàng trong ngành kinh doanh của doanh nghiệp. - Chiến lược cạnh tranh trên một lĩnh vực nhất định của ngành, mà ít cản trở nhất.

- Chiến lược lựa chọn một nước để kinh doanh, mà trong đó có sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh của nước sở tại.

5.Chiến lược đa dạng hoá.

Chiến lược đa dạng hoá là chiến lược thực hiện nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh trên các thị trường khác nhau: Đa dạng hoá tương quan; Đa dạng hoá ngang (không tương quan); Đa dạng hoá kiểu hỗn hợp.

• Chiến lược tăng trưởng hội nhập

Chiến lược tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua hội nhập, có thể thực hệin theo các phương án sau đây:

- Tăng trường hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua con đường hội nhập ngược chiểu (về phía sau).

- Chiến lược hội nhập thuận chiều (về phía trước) - Chiến lược hội nhập ngang.

Chiến lược thu hẹp, phòng ngừa rủi ro.

Chiến lược này bao gồm: Chiến lược thu hẹp SXKD; Chiến lược phòng ngừa rủi ro.

Chiến lược liên doanh, liên kết.

Trong xu thế hội nhập, lên doanh, liên kết thể hiện dưới nhiều hình thức sau đây: Thứ nhất: Liên doanh là các doanh nghiệp cùng một ngành.

Thứ hai: Nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều ngành nghề liên minh lại. Thứ ba: Liên doanh giữa các doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân. Thứ tư: Liên doanh giữa các doanh nghiệp nhà nước với các công ty nước ngoài.

Chiến lược cạnh tranh.

Đặc trưng các chiến lược thể hiện như sau: Chiến lược dẫn đầu về chi phí (Cost - Leadership strategy); Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm; Chiến lược thương hiệu; Các chiến lược thâm nhập thị trường thế giới

CÂU HI ÔN TP

1. Trình bày nội dung của bước phân tích môi trường kinh doanh 2. Trình bày phương pháp lập bảng ma trận SWOT?

3. Phân tích vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế? 4. Trình bày các hình thức thâm nhập thị trường thế giới?

5. Qui trình thiết lập chiến lược kinh doanh quốc tế bao gồm các bước sau: 6. Phân tích nội dung của chiến lược thâm nhập thị trường thế giới? 7. Phân tích nội dung của chiến lược định giá cạnh tranh?

8. Phân tích nội dung của chiến lược khuyến mãi để tăng trưởng trên thị trường? 9. Phân tích nội dung của chiến lược phân phối đểđẩy nhanh sản phẩm hàng hoá

10. Phân tích nội dung của chiến lược phát triển thị trường quốc tế

12. Phân tích nội dung của chiến lược đa dạng hoá?

13. Phân tích nội dung của chiến lược tăng trưởng hội nhập? 14. Phân tích nội dung của chiến lược thu hẹp, phòng ngừa rủi ro? 15. Phân tích nội dung của chiến lược liên doanh, liên kết?

Một phần của tài liệu GT Quan Tri Kinh Doanh Quoc Te (Trang 115 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)