- Chiến lược lựa chọn một nước để kinh doanh, mà trong đó có sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh của nước sở tại.
b. Chiến lược phòng ngừa rủi ro.
Thông thường trong SXKD, DN gặp phải các loại rủi ro sau: Rủi ro Marketing; Rủi ro tài chính; Rủi ro quản lý nguồn lực; Rủi ro môi trường; Rủi ro thuần tuý...
Nguyên nhân rủi ro trong SXKD: Thiếu kiến thức và kỹ năng quản lý; hiếu thích nghi với cạnh tranh; Do lạm phát;Tiền tệ thế giới thay đổi; Kinh tế thế giới thay đổi; Hàng giả, nhập lậu; Chính trị không ổn định; Thuế không ổn định; Cơ chế quản lý quan liêu; Thiếu thông tin; Do tai nạn, hoả hoạn, trộm cắp, biểu thủ; Không kiểm tra hiệu quả.v.v..
9.3.9. Chiến lược liên doanh, liên kết.
Liên doanh, liên kết là các doanh nghiệp liên minh với nhau nhằm mục tiêu khai thác một cơ hội nào đó trong sản xuất kinh doanh.
Lý do hình thành chiến lược liên doanh là xuất phát từ sự phân công lao động và chuyên môn hoá, sâu sắc đang diễn ra mạnh mẽ trong phạm vi một ngành, một nền kinh tế và phạm vi toàn cầu. Vì vậy đã dẫn đến việc tự bản thân doanh nghiệp không thể sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh có chất lượng cao, thị hiếu đẹp được, mà phải lệ thuộc lẫn nhau thì mới có khả năng sản xuất sản phẩm phù hợp nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Trong xu thế hội nhập, lên doanh, liên kết thể hiện dưới nhiều hình thức sau đây:
Thứ nhất: Liên doanh là các doanh nghiệp cùng một ngành để tạo thành một hiệp hội mới như tổng công ty, tập đoàn kinh doanh nhằm tập trung vốn, kỹ thuật công nghệ, khoa học kỹ
thuật, trí tuệ giải quyết của vấn đềđặt ra trong sản xuất.
Thứ hai: Liên doanh còn thể hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều ngành nghề liên minh lại để có sức mạnh nguồn lực giải quyết của vấn đềđặt ra trong sản xuất.
Thứ ba: Liên doanh giữa các doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân.
Thứ tư: Liên doanh giữa các doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp nước ngoài để
phát huy sức mạnh của mỗi bên phục vụ cho sản xuất kinh doanh tại Việt Nam và chuẩn bị các
điều kiện thực hiện kinh doanh quốc tế.
9.3.10. Chiến lược cạnh tranh.
Căn cứ vào tính chất tập trung của chiến lược có thể phân các chiến lược cạnh tranh thành chiến lược dẫn đầu về chi phí thấp, chiến llược khác biệt hoá sản phẩm và chiến lược trọng tâm hoá. Đặc trưng các chiến lược thể hiện như sau: