Phân chia chiến lược theo quy mô hoạt động

Một phần của tài liệu GT Quan Tri Kinh Doanh Quoc Te (Trang 106 - 107)

V ăn kiện Đại hội Đảng ton quốc lần IX trang

a/ Phân chia chiến lược theo quy mô hoạt động

Chiến lược cấp kinh doanh là các chiến lược nhằm khai thác các lợi thế cạnh tranh của công ty để có thể cạnh tranh với các công ty khác trong cùng ngành, cùng loại sản phẩm và được thể

hiện ở sự tương đồng về công nghệ, khách hàng.

Chiến lược kinh doanh cấp chức năng là các chiến lược về các hoạt động chức năng cụ thể

của công ty chẳng hạn chiến lược marketing (bao gồm chiến lược sản phẩm, thị trường, quảng cáo, phân phối sản phẩm...), chiến lược tài chính (tạo ra các nguồn tài chính và bảo vệ nâng cao các tài sản tài chính của công ty...). Chiến lược nhân sự (đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...).

Các chiến lược cấp doanh nghiệp là những chiến lược chung được xây dựng cho một đơn vị kinh doanh chiến lược. Mục tiêu của chiến lược cấp công ty là tạo ra cơ sở lâu dài và ổn định cho doanh nghiệp trên các thị trường.

Chiến lược cấp quốc tế là những chiến lược được xây dựng để ứng phó với những biến

động, những thách thức ở trên thị trường của các quốc gia khác nhau. Chiến lược cấp quốc tếđòi hỏi các doanh nghiệp phải thích ứng với hoạt động ở các môi trường kinh doanh khác nhau, tối đa hoá các hoạt động của doanh nghiệp để vươn tới thực hiện chiến lược toàn cầu (Global Strategy).

b/ Phân chia chiến lược theo hình thc hay lĩnh vc kinh doanh

Theo lĩnh vực hoạt động, chiến lược kinh doanh quốc tế bao gồm: - Chiến lược ngoại thương (xuất nhập khẩu)

- Chiến lược đầu tư trực tiếp nước ngoài - Chiến lược xuất khẩu dịch vụ.

- Chiến lược trong kinh doanh tài chính tiền tệ quốc tế.

- Chiến lược hợp tác quốc tế về khoa học kỹ thuật và chuỷen giao công nghệ. - Một số các hiến lược khác.

9.2. PHƯƠNG PHÁP THIẾT LẬP CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ

Qui trình thiết lập chiến lược kinh doanh quốc tế bao gồm các bước sau:

9.2.1. Phân tích môi trường kinh doanh

Để tạo lập hệ thống thông tin phân tích và dự báo chiến lược cần tiến hành các hoạt động cụ

thể sau:

a. Xác định nhu cu thông tin

Trước khi soạn thảo chiến lược phải thu thập đủ các dữ liệu sau: - Bảng tổng hợp điều kiện môi trường kinh doanh quốc tế và khu vực. - Bảng tổng hợp môi trường quốc gia

- Bảng tổng hợp môi trường kinh doanh ngành - Bảng tổng hợp thông tin về doanh nghiệp - Bảng tổng hợp thông tin về khách hàng - Bảng tổng hợp về thông tin cung cấp hàng…

Nếu doanh nghiệp thu thập đầy đủ các thông tin đó thì giúp giảm nhự tình trạng thiếu thông tin hoặc thông tin không thích hợp cho việc đề ra chiến lược.

Một phần của tài liệu GT Quan Tri Kinh Doanh Quoc Te (Trang 106 - 107)