Xây dựng chiến lược, qui hoạch phát triển KCN

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút FDI vào các Khu công nghiệp ở Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 40 - 41)

Chiến lược phát triển KCN thể hiện quan điểm mục tiêu định hướng và các chính sách cơ bản để phát triển KCN trong một khoảng thời gian dài, ít nhất là 10 năm được xây dựng dựa trên cương lĩnh và đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước.

Xây dựng Chiến lược phát triển KCN phải dựa trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, chiến lược phát triển của vùng, lãnh thổ, chiến lược phát triển công nghiệp, chiến lược phát triển công nghệ…Đây là một công việc đặc biệt quan trọng đòi hỏi phải có sự tham mưu, lấy ý kiến từ trung ương đến địa phương, các bộ ngành và các tổ chức xã hội.

Qui hoạch phát triển KCN : là một công cụ vô cùng quan trọng trong chính sách KCN và là một nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của các KCN trong tương lai. Hoạt động này là bước cụ thể hóa của chiến lược phát triển KCN theo thời gian và không gian nhất định. Ở tầm vĩ mô, qui hoạch tông thế phát triển KCN là việc xác định số lượng KCN, vị trí và qui mô từng khu, ngành hàng và lĩnh vực dự kiến thu hút đầu tư trong từng thời kì nhất định. Ở tầm vi mô (trong mỗi KCN) đó là việc xác định cơ cấu diện tích giữa đất giành cho sản xuất, đất giành cho các công trình kết cấu hạ tầng KCN, đất giành cho cây xanh và các công trình dịch vụ khac như : nhà ở cho người lao động, khu thương mại… và cơ cấu ngành hàng đầu tư.

Nếu quy hoạch phát triển KCN được xây dựng phù hợp với qui hoạch và chiến lược phát triển kinh tế xã hộicửa đất nước, của mỗi vùng, địa phương trong từng thời kì, phù hợp với qui hoạch phát triển ngành trên vùng lãnh thổ.

Đồng thời, KCN được đặt ở những nơi có đủ điều kiện để phát triển nó sẽ đảm bảo cho các KCN hoạt động có hiệu quả và ngược lại.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, quy hoạch phát triển KCN.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút FDI vào các Khu công nghiệp ở Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 40 - 41)