Nguyên nhân của các tồn tại và hạn chế trên

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút FDI vào các Khu công nghiệp ở Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 91 - 96)

Có nhiều nguyên nhân tồn tại dẫn đến thực trạng trên, một số nguyên nhân chính đó là :

Thứ nhất, Qui hoạch phát triển KCN còn nhiều tồn tại, chưa theo kịp với thực tế phát triển kinh tế - xã hội, qui hoạch treo xẩy ra ở nhiều nơi, việc quản lý thực hiện qui hoạch còn nhiều yếu kém.

Qui hoạch phát triển KCN chưa theo kịp với thực tế phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước trong từng thời kỳ, chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật và xã hội, dẫn tới ảnh hưởng đến tính bền vững trong phát triển; chưa chú trọng gắn việc xây dựng qui hoạch chi tiết từng KCN với quy hoạch nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động trong các KCN. Làm cho hiệu quả kinh tế - xã hội của các KCN bị hạn chế, nhiều vấn đề xã hội bức xúc nảy sinh.

Tình trạng qui hoạch treo, dự án treo, thậm chí cả đền bù ctroe xẩy ra ở nhiêu nơi. Do nóng vội trong đầu tư phát triển công nghiệp và không dự báo khẳ năng thu hút đầu tư hoặc thiếu các giải pháp hữu hiệu để thu hút đầu tư, nên nhiều địa phương đã thu hồi đất của dân, san lấp mặt bằng nhưg phải để trống trong nhiều năm vì chưa có nhà đầu tư phù hợp (quy hoạch treo).Một số giao đất cho các nhà đầu tư không đủ năg lực nên dự án không được triển khai đúng tiến độ (dự án treo).

Việc triển khai thực hiện qui hoạch cũng như công tác quản lý qui hoạch còn lỏng lẻo, thiếu sự kiểm tra, thanh tra ,giám sát của các cơ quan QLNN và chưa xử lý nghiêm các hành vi vi phạm qui hoạch đã được duyệt.

Thứ hai, Hoạt động xúc tiến đầu tư vào các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ chưa đạt hiệu quả, các hoạt động chưa phong phú và chưa có chất lượng cao cả về nội dung và hình thức tổ chức.

Do chưa xác định được Danh mục thu hút FDI vào KCN nên cho đến nay, hoạt động xúc tiến vào KCN vẫn dựa vào danh mục thu hút FDI nói chung. Nhưng do KCN là khu vực kinh tế tập trung, có sự khác biệt lớn so với khu vực ngoài KCN nên việc áp dụng này là chưa thật phù hợp.

Các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước chưa được sử dụng hiệu quả nhằm phục vụ cho việc vận động đầu tư. Tài liệu tuyên truyền đầu tư chưa đầy đủ và phổ biến bằng các phương tiện hiện đại.

Hoạt động xúc tiến đầu tư thường diễn ra tự phát, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, doanh nghiệp có liên quan. Chẳng hạn, UBND tình thường phó mặc việc này cho Ban quản lý KCN cấp tỉnh và doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN.

Thứ ba, Việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN ở một số địa phương còn chậm trễ, thiếu đồng bộ, làm giảm khả năng cạnh tranh trong thu hút đầu tư của KCN với khu vực bên ngoài.

Mặc dù, phần lớn các KCN đều được đặt ở những vị trí thuận lợi (sát quốc lộ, gần hệ thống cấp điện, cấp nước…), nhưng chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng của các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ còn khá cao so với mặt bằng chung của cả nước. Trong khi, các KCN chưa thực sự được cung cấp các điều kiện về cơ sở hạ tầng tốt cho việc xây dựng và vận hành các cơ sản xuất kinh doanh thì giá thuê đất lại cao hơn nhiều lần so với các vùng khác trong nước. Điều này, một phần do năng lực kinh doanh của các công ty phát triển hạ tầng yếu kém, môi trường đầu tư của vùng chậm được cải thiện, làm cho các chi phí liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng đường sá, hệ thống cung cấp điện nước, xử lí nước thải…tăng cao, tốn kém nhiều thời gian.

Điển hình là KCN Đồ Sơn (Hải Phòng ) thành lập năm 1996 nhưng đến nay mới cho thuê được 23ha ( tỷ lệ lấp đầy là 24% ); KCN Đài Tư – Hà Nội tỷ lệ lấp đầy là 18,8%. Nhiều nơi, lên phương án đền bù giải phóng mặt bằng nhưng không có tiền để chi trả cho người có đất bị thu hồi (đền bù treo), làm cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng vốn đã khó khăn, lại càng khó khăn hơn.

Thứ tư, Hệ thống luật pháp, chính sách về KCN đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đồng bộ, kịp thời, thiếu nhất quán và hay thay đổi.

Hệ thống chính sách đối với KCN vẫn chưa đồng bộ, chưa đủ cụ thể để có thể áp dụng được ngay khi vấn đề phát sinh. Trên thực tế nhiều văn bản Luật đã ban hành nhưng lại thiếu các nghị định, thông tư hướng dẫn của các ngành có liên quan, nên luật đã có mà không thể thực hiện được. Như Luật

Xây dựng ban hành ngày 26/11/2003 trong đó có những qui định điều chỉnh đối với việc quản lý, xây dựng KCN nhưng đến nay vẫn chưa được bổ sung, gây ra nhiều cách hiểu, vận dụng khác nhau, khiến cơ quan quản lý rất khó khăn trong quá trình thực hiện. Luật Đầu tư (2005) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006 nhưng phải đến ngày 22/09/2006 Chính phủ mới có Nghị định hướng dẫn thực hiện. Trong khi các văn bản điều chỉnh lĩnh vực đầu tư cũ đã hết hiệu lực thực hiện, gây ra một khoảng trống về chính sách, tạo nên sự ách tắc, đình trệ trong hoạt động đầu tư.

Chính sách của Nhà nước, nhất là các chính sách lớn như: chính sách đầu tư, chính sách đất đai, chính sách lao động...là căn cứ để doanh nghiệp tính toán, dự báo, xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Do đó, sự thay đổi nhiều lần, nhanh và không có khoảng đệm của chính phủ đã gây ra những trở ngại lớn cho các doanh nghiệp. Chẳng hạn như, Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam ban hành năm 1987 đến hết năm 2005 đã 5 lần được sửa đổi, bổ sung. Luật Đất đai ban hành năm 1993 đến nay cũng đã thêm hai lần sửa đổi, bổ sung. Qui chế KCN đã thay đổi 2 lần và đến nay phải hủy bỏ vì có nhiều mâu thuẫn với Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, làm cho các nhà đầu tư cảm thấy không thực sự yên tâm. Sự hay thay đổi về luật pháp này không chỉ gây ra các thiệt hại về kinh tế, mà còn làm mất uy tín đối với các đối tác nước ngoài.

Các hình thức đầu tư vào KCN chưa đa dạng và phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc qui định về vốn góp của chủ ĐTNN trong doanh nghiệp có vốn FDI làm hạn chế đầu tư vì theo qui định này, đối với khoản vốn góp bằng tiền mặt thì nhà đầu tư nước ngoài chỉ được góp vốn bằng tiền Việt Nam để đầu tư tại Việt Nam.

Thứ năm, Cơ chế đầu tư, tổ chức bộ máy quản lý KCN từ trung ương đến địa phương và cải cách thủ tực hành chính tuy đã có nhiều thay đổi nhằm đơn giản hóa nhưng thực tế còn nhiều phiền nhiễu cho NĐT.

Hiện nay, các cơ quan quản lý KCN đã có nhiều cố gắng trong việc đơn giản thủ tục giấy phép, cố gắng thực hiện chế độ một cửa, một dấu. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần đến thủ tục pháp lý khác thì thường phải tìm đến quá nhiều đầu mối, mà rất khó tìm ra nơi chịu trách nhiệm chính, các khuôn khổ pháp lí lại chồng chéo, thậm chí trái nhau…nên rất mất thời gian, công sức và rất khó giải quyết.

Để tạo tính hấp dẫn trong việc thu hút các nhà ĐTNN, KCN coi quy trình cấp phép đầu tư là quy trình chủ đạo trong việc cấp giấy phép đầu tư. Tuy nhiên, tiêu chuẩn cấp phép đầu tư chưa thật sự tạo thuận lợi cho nhà đầu tư.

Mô hình tổ chức quản lý KCN hiện tại ở cấp TW không rõ và mờ nhạt về đầu mối tổ chức chuyên trách, có thực quyền quản lý KCN. Các Ban quản lí KCN cấp tỉnh về cơ bản vẫn chưa xác định được rõ tính chất, loại hình tổ chức của cơ quan này có thuộc cơ quan quản lí nhà nước hay không, nên vẫn thực hiện công việc quản lý đối với KCN theo cơ chế ủy quyền của các Bộ, ngành TW. Tình hình này dẫn đến không thống nhất về tổ chức và bộ máy quản lý KCN trong cả nước.

Tóm lại, chương này đã trình bày về Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các KCN ở vùng này. Nêu lên thực trạng của hoạt động thu hút FDI vào KCN của vùng, tình hình thực hiện các chỉ tiêu về thu hút FDI vào KCN. Trên cơ sở đó, phân tích các ưu điểm cũng như hạn chế và đưa ra nguyên nhân của những hạn chế đó.

CHƯƠNG III.

ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ.

Chương này sẽ trình bày về bối cảnh của hoạt động thu hút FDI, các định hướng phát triẻn và phương hướng thu hút FDI vào các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.Trên cơ sở các yếu tố đó kết hợp với sự phân tích ở chương II đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Nộ dung chương III bao gồm: (3.1) Bối cảnh

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút FDI vào các Khu công nghiệp ở Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 91 - 96)