• Các nhân tố quốc tế
Trên thế giới, những xu hướng chính của quan hệ kinh tế quốc tế ảnh hưởng đến hoạt động thương mại và đầu tư, tác động đến việc đổi mới và hoàn thiện chính sách phát triển KCN là:
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ vừa là động lực của sự phát triển, vừa là nội dung của cạnh tranh toàn cầu. Đồng thời, sự phát triển của khoa học công nghệ làm tăng mối quan hệ hợp tác và phân công lao động quốc tế, tăng cường độ và quy mô di chuyển các ngành sản xuất từ nước này sang các nước khác, tạo điều kiện thuận lợi cho các KCN hình thành và phát triển. Thông qua cạnh tranh và hợp tác quốc tế, các nước khai thác có hiệu quả hơn lợi thế so sánh của mình trong hoạt động thương mại và đầu tư, đồng thời tận dụng những thành tựu của mình trong hoạt động thương mại và đầu tư, đồng thời tận dụng những thành tựu khoa học công nghệ của thời đại để cớ thể rút ngắn con đường phát triển mình.
Xu thế tiến bộ khoa học kỹ thuật đang làm chuyển biến trình độ nền kinh tế thị trường dựa trên trình độ công nghiệp cơ khí lên trình độ kinh tế thị trường dựa trên tri thức
Ngày nay, nền kinh tế thế giới đang đứng trước một kỷ nguyen phát triển mới, kỷ nguyen phát triển hướng tới nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin.Xu hướng này làm thay đổi trình độ phát triển của các quốc gia, do đó làm thay đổi vị thế quốc gia. Đồng thời, xu hướng mới này đặt nhiều quốc gia trước yêu cầu phải đảy nhanh sự phát triển khoa học và công nghệ, nâng cao tiềm lực khoa học, công ngệ quốc gia.
Tiến bộ khoa học và công nghệ thế giới đã và đang hướng tơi sử dụng có hiệu quả hơn nhiều lần tài nguyên vật chất, đi đôi với sự ra đời của các loại vật liệu mới , công nghệ mới. Xu hướng này đòi hỏi sự phát triển của các KCN cũng phải dựa trên cơ sở vận dụng kinh tế tri thức, phải hội nhập một cách có hiệu quả, nắm bắt và đi thẳng vào công nghệ hiện đại, đó là một đòi hỏi có tính quy luật. Kinh tế tri thức sẽ đem lại một lực lượng sản xuất mới ngang tầm thời đại, trước hết ở các KCN. Đây là một khía cạnh của tầm nhìn
mới đối với phát triển KCN và có ý nghĩa chiến lược hơn các mục tiêu khác như tỉ lệ tăng trưởng, xuất khẩu nộp ngân sách…
Xu hướng phát triển bền vững đang trở thành xu hướng chủ đạo của hiện nay và đòi hỏi phải có định hướng mới trong phát triển KCN
Xu hướng phát triển bền vững đang làm thay đổi định hướng phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia và tác động mạnh mẽ trong cạnh tranh thương mại và đầu tư. Xu hướng này đòi hỏi sự phát triển đồng thuận giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường và nó chỉ thực hiện được khi dựa trên điều kiện cần và đủ là nền kinh tế tri thức. Hai mặt nó hội tụ ở sự phát triển các KCN và đang là một vấn đề thách thức với các quốc gia đang phát triển khi thực hiện quá trình CNH, HDH đất nước. Phát triển bền vững càng trở thành yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam, do hiện tại nước ta vẫn chưa ra khỏi tình trạng kém phát triển, nên muốn tiến cùng thời đại thì phải có chiến lược làm cho sự phát triển các KCN đồng nghĩa với phát triển các vùng kinh tế tri thức. Từ các vùng này mà có chính sách thúc đẩy sự lan tỏa kinh tế tri thức ra khắp nền kinh tế quốc dân, làm cho quá trình hiện đại hóa trở thành quá trình chủ đạo trong những năm sắp tới. Đã đến lúc cần thu hẹp phạm vi công nghiệp hóa và mở rộng không gian hiện đại hóa. Đã đến lúc cần thu hẹp phạm vi công nghiệp hóa và mở rộng không gian hiện đại hóa. Đó là con đường thực tế để nước ta phát triển theo hướng rút ngắn lên trình độ hiện đại văn minh minh. Theo tầm nhìn mới này thì cần đổi mới sự phát triển KCN bắt đầu từ đổi mới cách xem xét thẩm định các dự án, theo dõi quản lý quá trình thực hiện dự án và đánh giá kết quả hoạt động của các dự án trong KCN.
Xu thế toàn cầu hóa kinh tế và khu vực hóa diễn ra rất sâu sắc và nhanh chóng. Làm cho khái niệm về ranh giới giữa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài đã bị thay đổi theo hướng đan xen vào nhau, với nhiều hình thức quan hệ đa dạng, phức tạp. Các chiến lược phát triển hướng vào xuất khẩuthay thế nhập khẩu không còn giữ nguyên ý nghĩa cổ điển của nó, bởi vì các quốc gia đều phải mở cửa thị trường nước mình thong qua việc cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Nội dung của khái niệm buôn bán không còn được giới hạn theo nghĩa đen thuần túy như trước nữa mà bao gồm một phạm vi rộng lớn hơn, bao trùm mọi hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia, với 5 nội dung cơ bản hàng hóa,dịch vụ, đầu tư, bản quyền và tài sản trí tuệ. Nội dung này, được thể hiện rõ nét trong các hoạt động ngày càng tăng của wTO. Cùng với quốc tế hóa, thế giới hình thành nhiều tổ chức kinh tế khu vức ở châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Xu hướng này đòi hỏi việc hoàn thiện chính sách và mô hình tổ chức QLNN đối với KCN phải phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.
Bối cảnh quốc tế nói trên, trên bình diện quốc gia có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế- xã hội đất nước. Các tác động đó, lẽ dĩ nhiên cũng sẽ ảnh hưởng mạnh tới sự phát triển của thương mại và đầu tư. Đối với các KCN, môi trường quốc tế như trên có các tác động cụ thể như sau :
(1) Khả năng thị trường thương mại và đầu tư quốc tế ngày càng mở rộng: Thị trường không còn bị bó hẹp trong pham vi quốc gia, mà sẽ mang tính toàn cầu, đây là một thuận lợi rất lớn cho sự phát triển thương mại và đầu tư.
(2) Do thương mại mở cửa và sự tự do lưu thông của các luồng vốn, công nghệ, thông tin…,nên không còn ranh giới giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế, thành thử hàng hóa sản xuất trong nước (có hàng hóa KCN
) sẽ bị cạnh tranh gay gắt của hàng nhập ngoại. Các chính phủ, chính quyền địa phương cần phải nhận thức rõ vấn đề này để đề ra các chính sách và thiết kế mô hình tổ chức quản lý cho phù hợp.
(3) Tri thức, công nghệ, bảo vệ môi trường đã trở thành yếu tố quyết định trình độ và sự bền vững trong phát triển và vị thế mỗi quốc gia trên trường quốc tế nên phát triển KCN cần chú trọng các ngành có công nghệ cao và sạch.
Những xu hướng trên tác động rất lớn đến các định hướng phát triển kinh tế -xã hội của mỗi quốc gia, trong đó có các KCN.Sự phát triển các KCN có xu hướng chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, thể hiện ở trình độ khoa học công nghệ ngày nay càng cao của các doanh nghiệp KCN, ở hiệu quả kinh tế -xã hội và tác động lan tỏa mà các KCN mang lại đối với nền kinh tế. Điều này buộc các chinh phủ phải có những điều chỉnh, bổ xung trong chính sách phát triển KCN của nước mình.
• Nhân tố khu vực
Trong khu vực, sự phát triển nhanh của Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đối với việc hoàn thiện chính sách và mô hình tổ chức QLNN đối với KCN ở Việt Nam.
Với các lợi thế so sánh nổi trội so với các nền kinh tế trên thế giới vế diện tích rộng lớn, nguồn nhân lực dồi dào giá rẻ, về thị trường nội địa rộng lớn sức mua cao và luôn đứng đầu thế giới về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) trong những năm gần đây.Trung Quốc đã thực sự trở thành “công xưởng sản xuất của thế giới”và cường quốc thương mại thế giới. Tuy nhiên ,sự phát triển nhanh của Trung Quốc cũng làm tăng them sự phụ thuộc của Trung Quốc vào bên ngoài. Chẳng hạn sự phụ thuộc của Trung Quốc vào nguồn năng lượng bên ngoài ngày càng lớn. Trung Quốc muốn phát triển ổn
định cũng rất cần quan hệ tốt với các nước láng giềng. Do vậy,Trung Quốc đã và đang tìm lợi ích chung để tăng cường hợp tác, thiết lập cơ chế có hiệ quả để giải quyết mâu thuẫn và cùng chia sẻ các vấn đề an ninh, phồn vinh cung giàu có với các nước láng giềng ASEAN. Đây sẽ là cơ hội tốt cho các nước trong khu vực trong việc thu hút đầu tư và đẩy mạnh thương mại với Trung Quốc.
Đối với Việt Nam,sự phát triển nhanh của Trung Quốc tạo ra nhiều cơ hội và không ít thách thức. Một mặt, nó thúc đẩy thương mại giữa hai nước, kim ngạch xuất,nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc liên tục tăng nhanh qua các năm. Tuy nhiên, do kim ngạch nhập khẩu thường xuyên gấp từ 3 đến 4 lần so với kim ngạch xuất khẩu, dẫn đến tình trạng nhập siêu chung của nền kinh tế. Trong khi đó, Việt Nam chủ yếu xuất vào Trung Quốc các nguyên liệu đầu vào như:cao su, dầu thô, than đá,gỗ, các nguyên liệu thô khác và nhập khẩu từ Trung Quốc các sản phẩm đã qua chế biến như xăng dầu, giầy dép, hóa chất, hàng may mặc…Điều này, làm cho tình trạng nhập siêu càng trở nên trầm trọng hơn.Mặt khác, Việt Nam và Trung Quốc có nhiều sản phẩm và thị trường xuất khẩu tương đồng, trong khi Việt Nam thua kém quá xa về trình độ phát triển (kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng, giá cả, số lượng…), cho nên mức độ cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư và thị trường xuất khẩu càng gay gắt hơn, nhất là từ khi Trung Quốc trở thành viên chính thức của WTO.
Trong lĩnh vực thu hút đầu tư, do nguyên lý của sự phân công lao động quốc tế đã thay đổi, chuyển từ phân công theo quốc gia, sang phân công lao động theo mạng toàn cầu dưới hình thức “chuỗi cung ứng” hay “chuỗi giá trị”. Điều đó có nghĩa là việc sản xuất một sản phẩm được chia thành hàng trăm công đoạn và mỗi công đoạn được đặt ở chỗ nào sản xuất có lợi thế nhất. Việc di chuyển các công đoạn sản xuất giữa các địa phương (quốc gia) diễn ra
rất nhanh.Cách thức liên kết hiện đại giữa các quốc gia cũng được thực hiện theo phương thức tổ chức này. Đây là một vấn đề mới đặt ra cho các nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam vì nằm sát nền kinh tế khổng lồ có tốc độ tăng trưởng cao và có quá nhiều lợi thế trong việc thiết lập và sử dụng “chuỗi cung ứng” như Trung Quốc. Điều này, buộc các nhà hoạch định chính sách Việt Nam phải có quyết sách rất nhanh nhạy và chính xác. Nếu chúng ta không nắm bắt đúng tình hình và kip thời điều chỉnh chiến lược, chính sách phát triển kinh tế, trong đó có chính sách KCN, không tìm ra những nặt hàng mà Việt Nam có lợi thế so sánh với Trung Quốc và không biết cá biệt hóa sản phẩm của Việt Nam. Thì chúng ta sẽ mãi chỉ là nơi cung cấp nguyên liệu đầu vào với giá rẻ và tiêu thụ hàng hóa đã qua chế biến với giá cao của Trung Quốc .