Những tồn tại và hạn chế trong thu hút FDI vào các KCN ở

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút FDI vào các Khu công nghiệp ở Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 88 - 91)

kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Thứ nhất, qui mô vốn FDI bình quân /1 dự án còn thấp, qui mô dự án nhỏ so với bình quân của các KCN trên cả nước..

Qui mô vốn FDI bình quân/ 1 dự án đạt 11 triệu USD/ 1 dự án. Qui mô này cũng tương đương với qui mô vốn FDI bình quân/1 dự án của các KCN trên cả nước. Tuy nhiên, có khá nhiều các dự án FDI với qui mô vốn dưới 1

triệu USD. Đây là những dụ án nhỏ. Điều này cho thấy mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư trong KCN là thấp, các nhà đầu tư nước ngoài chưa tin tưởng để đầu tư các dự án lớn hoặc đây chỉ là các nhà đầu tư có tiềm lực về vốn không cao.

Tốc độ triển khai các dự án còn chậm. Mới chỉ có khoảng 2,2 tỉ USD vốn thực hiện trên tổng số vốn 6,7 tỷ USD vốn đăng ký vào KCN (chiếm 32,8%) thấp hơn so với bình quân của cả nước là 35,8%. Trong 6 tháng đầu năm 2008, số dự án đi vào hoạt động và số vốn đầu tư đã thực hiện giảm so với cùng kỳ năm 2007, chủ yếu do nhiều nguyên nhân khách quan từ biến động thị trường trong nước và thế giới ảnh hưởng tới tiến độ huy động vốn đầu tư của các dự án trong KCN. Một số dự án không đáp ứng được tiến độ cam kết khi xin cấp phép đầu tư, phải giãn tiến độ xây dựng nhà xưởng quá thời gian đã cam kết. Tình trạng này có ảnh hưởng phần nào tới hiệu quả sử dụng đất cho thuê. Ngoài ra, một số trường hợp chuyển nhượng dự án, vốn góp của các nhà đầu tư... diễn ra một cách thường xuyên. Mặc dù đây là hoạt động được phép song nếu diễn ra thường xuyên cũng có tác động ít nhiều tính ổn định của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới tốc độ triển khai dự án, đặc biệt là các dự án mới cấp phép.

Thứ hai, Cơ cấu FDI theo ngành vào KCN ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ còn chưa cân đối. Vốn FDI đầu tư vào KCN trong các ngành nông lâm nghiệp, dịch vụ còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của ngành.

Số dự án FDI trong ngành nông lâm nghiệp, dịch vụ còn thấp chỉ chiếm 5% về số dự án và 3% về tổng số vốn đăng kí đầu tư. Với vị trí địa lý của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ chủ yếu nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng có tiềm năng rất lớn về nông nghiệp thì lượng vốn trên còn chưa tương xứng.

Chưa giải quyết được mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Thứ ba, Các đối tác đầu tư chủ yếu đến từ các nước Đông Á và ASEAN, chưa thu hút được nhiều các đối tác đến từ Mỹ và EU.

Đối tác đến từ Mỹ và EU chỉ chiếm 8% số dự án và 6% tổng số vốn đăng ký đầu tư. Đây là các đối tác không chỉ có tiềm lực mạnh về công nghệ mà còn sở hữu các công nghệ nguồn, công nghệ mới của thế giới. Chính vì vậy, khi thu hút được các nhà đầu tư từ 2 khu vực này sẽ mang lại cơ hội tiếp cận được các công nghệ hiện đại cũng như có được các dự án qui mô lớn.

Trong thời gian qua, nhiều nhà đầu tư châu Á đầu tư vào các KCN ở vùng này là do họ tận dụng ưu thế giá nhân công rẻ của nước ta. Các nhà đầu tư này chủ yếu mang đến các công nghệ trung bình đã cũ và lạc hậu so với thế giới. Điều này không có lợi cho việc tiếp nhận của chúng ta.

Thứ tư, Hình thức đầu tư chủ yếu là 100% vốn nước ngoài và hình thức này đang có xu hướng gia tăng.

Hiện nay, trong các KNC ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm đến hơn 92% số dự án, hơn 90% số vốn đầu tư. Điều này làm cho việc học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ...từ hoạt động thu hút FDI của vùng bị hạn chế. Đây cũng là thực trạng chung của các KCN trên cả nước. Do đó, chúng ta cần có định hướng và biện pháp quản lý để duy trì sự hợp lí trong cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư.

Thứ năm, FDI vào KCN cũng tạo ra một số tác động tiêu cực.

Trong thời gian gần đây, mặc dù công tác bảo vệ môi trường KCN đã được coi trọng và cải thiện, có thêm một số KCN xây dựng và đưa vào vận

hành công trình xử lý nước thải tập trung, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề môi trường KCN chưa được giải quyết dẫn đến ô nhiễm môi trường sinh thái.

Trong quá trình kiểm định công nghệ nhập khẩu không chặt chẽ dẫn đến việc nhập khẩu các công nghệ kém, lạc hậu, nguy cơ đưa các KCN trở thành ‘ bãi rác của các nước công nghiệp phát triển’.

Cơ cấu FDI vào KCN mất cân đối gây ra sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các ngành, các địa phương. Đời sống của người lao động trong KCN còn gặp nhiều khó khăn. Tình trạng người lao động KCN thuê nhà ở tạm với điều kiện sinh hoạt, ăn ở khó khăn đang diễn ra ở một số địa phương, đặc biệt là các địa phương tập trung nhiều KCN. Điều này dẫn tới hiện tượng các tệ nạn xã hội, mất an ninh trật tự ở khu vực trong và ngoài KCN ngày càng gia tăng. Tình trạng này không chỉ diễn ra ở các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ mà còn diễn ra ở các KCN trên cả nước.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút FDI vào các Khu công nghiệp ở Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 88 - 91)