Xây dựng chiến lược, qui hoạch phát triển các KCN

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút FDI vào các Khu công nghiệp ở Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 56 - 60)

• Về chiến lược phát triển KCN

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của các KCN trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, trong nhiều văn kiện quan trọng của Đảng và trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chủ trương phát triển KCN được thể hiện rất rõ. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII nêu rõ : Hình thành các KCN tập trung tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII) đã xác định phương hướng phát triển KCN trong những năm tiếp theo là : ‘Phát triển từng bước và nâng cao hiệu quả các KCN’.

Có thể nói các tư tưởng chỉ đạo về xây dựng và phát triển các KCN tập trung đã hình thành rất sớm cùng với các quan điểm kinh tế về đổi mới của Đảng. Điều này chính là định hướng cho sự phát triển các KCN ở Việt Nam.Về qui hoạch phát triển KCN

• Về qui hoạch phát triển KCN

Qui hoạch tạo ưu thế phát triển các KCN là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của các KCN.Vì thế, công tác quy hoạc phát triển KCN cũng đã tương đối được chú trọng ở vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Về cơ bản đã xây dựng được qui hoạch phát triển KCN của từng địa phương làm cơ sở để chính phủ xây dựng và ban hành quy hoạch tổng thể phát triển KCN chung của cả nước đến năm 2010 và 2015.

Bảng 2.3. DANH MỤC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ DỰ KIẾN ƯU TIÊN THÀNH LẬP MỚI ĐẾN NĂM 2015.

STT Tên khu công nghiệp Địa phương Dự kiến diện tích đến năm 2015 (ha)

15. KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh Bắc Ninh 200

16. KCN Yên Phong II Bắc Ninh 300

17. KCN Quế Võ II Bắc Ninh 200

18. KCN Thuận Thành Bắc Ninh 200

19. KCN Việt Hòa Hải Dương 47

20. KCN Phú Thái Hải Dương 72

21. KCN Cộng Hòa Hải Dương 300

22. KCN Tàu thủy Lai Vu Hải Dương 212

24. KCN Minh Đức Hưng Yên 200

25. KCN Vĩnh Phúc Hưng Yên 200

26. KCN Đò Nống - Chợ Hỗ Hải Phòng 150

27. KCN Nam Cầu Kiền Hải Phòng 100

28. KCN Tràng Duệ Hải Phòng 150

29. KCN Tàu thủy An Hồng Hải Phòng 30

30. KCN Đông Mai Quảng Ninh 200

31. KCN Tàu thủy Cái Lân Quảng Ninh 70

Theo quyết định số 1107/QĐ-TTg của thủ tướng về việc phê duyệt qui hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Thủ tướng chính phủ đã công bố danh mục các KCN ưu tiên thành lập mới đến năm 2015. Ngoài ra, Thủ tướng cũng chấp thuận về chủ trương cho phép thành lập đối với một số KCN theo đề nghị của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW.

Trên thực tế, tính đến hết năm 2008, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã có 41 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên là 9566 ha (trong đó đất công nghiệp có thể cho thuê là 6286 ha), trong đó Có 21 KCN đã đi vào hoạt động có tổng diện tích đất tự nhiên là 4700 ha và 20 KCN đang xay dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên là 4866 ha.

2.3.2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng KCN.

2.3.2.2.1.Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào.

Kết cấu hạ tầng trong KCN là yếu tố mà NĐT rất quan tâm. Hiện nay, tại các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, quy mô bình quân một KCN có diện tích 235 ha với vốn đầu tư xây dựng hạ tầng là 41,8 triệu USD. Theo

tiêu chuẩn của Hiệp hội các KCN và KCX thế giới, quy mô bình quân của một KCN có hiệu quả cao nhất vào khoảng 100 ha, tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng là 50 triệu USD. Như vậy, các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có qui mô về diện tích tương đối lớn nhưng tổng vốn đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng lại tương đối thấp. Do vậy, cơ sở hạ tầng thường đầu tư và xây dựng không đồng bộ và hiện đại. Các KCN do chủ đầu tư là NĐT NN hoặc liên doanh với doanh nghiệp trong nước thường được đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng với số vốn lớn hơn so với các doanh nghiệp trong nước đầu tư. VD như: KCN Nomura – Hải Phòng được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng số vốn là 153 triệu USD trên qui mô diện tích 153 ha, có diện tích nhỏ hơn bình quân nhưng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng gấp gần 3 lần so với bình quân…Do vậy, các KCN do NĐT NN xây dựng thường có hệ thống hạ tầng hiện đại, chất lượng cao có thể đáp ứng đòi hỏi của các doanh nghiệp có vốn FDI về chất lượng hạ tầng cho yêu cầu sản xuất kinh doanh, phục vụ xuất khẩu và những sản phẩm có chất lượng cao.

Phương thức tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng trong KCN

Chính phủ có nhiều chủ trương nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các NĐT NN đầu tư vào xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN. Dựa trên qui hoạch phát triển các KCN đã được phê duyệt, các doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN tiến hành thuê đất của Nhà nước hoặc bên Việt Nam góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất, sau đó thực hiện công tác đền bù, giải toả, san lấp mặt bằng. Sau khi các công trình kết cấu hạ tầng được xây dựng xong như: hệ thống đường giao thông nội bộ, cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, kho bãi, nhà xưởng…doanh nghiệp phát triển hạ tầng cho thuê hoặc thuê lại hoặc chuyển nhượng những lô đất đã phát triển hạ tầng. Đồng thời, doanh nghiệp phát triển hạ tầng cũng có thể cung cấp các dịch vụ cần thiết cho hoạt động

sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN như dịch vụ xây dựng, tư vấn, vệ sinh, xử lý nước thải…

Ngoài một số KCN đã xây dựng xong hoặc cơ bản xong hạ tầng như: KCN Nomura (Hải Phòng), KCN Nội Bài giai đoạn I, KCN Sài Đồng B giai đoạn 1 ở Hà Nội…, nhìn chung tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng KCN còn chậm. Các KCN còn lại phần lớn đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng các công trình hạ tầng. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn. Điển hình như KCN Đài Tư (Hà Nội) phải mất hơn 3 năm từ năm 1995 đến 1999 mới hoàn thành việc giải phóng mặt bằng, KCN Sài Đồng B (Hà Nội) được thành lập từ năm 1996 đến nay công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa hàon chỉnh. Công ty phát triển hạ tầng của Việt Nam đều thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng KCN theo hình thức cuốn chiếu do vốn đầu tư hạn hẹp và cơ bản dựa vào vốn ứng trước của nhà đầu tư thứ cấp. Vì thế, hầu hết các KCN này đều chưa có kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh.

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng KCN

cao nhất vì ngoài chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng ở mức cao nhất nước (bình quân khoảng 200 triệu đồng/ha), đồng thời chi phí san nền cũng ở mức cao nhất cả nước (bình quân 300-400 triệu đồng/ha) do địa hình đất trũng, có những khu như KCN Nomura hải Phòng phải tôn nền cao hơn 2m so với cốt ban đầu, KCN Thăng Long, Đài Tư phải tôn nền cao từ 1,8-2m.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút FDI vào các Khu công nghiệp ở Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 56 - 60)