Những ưu điểm trong thu hút FDI vào các KCN ở vùng Kinh tế

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút FDI vào các Khu công nghiệp ở Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 85 - 88)

VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ.

2.5.1. Những ưu điểm trong thu hút FDI vào các KCN ở vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. trọng điểm Bắc Bộ.

Thứ nhất, Qui mô vốn FDI vào các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có xu hướng tăng qua các năm và chiếm tỉ lệ cao so với tổng vốn FDI của cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Tính đến hết năm 2008, các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã thu hút được 567 dự án FDI với tổng số vốn là 6,7 tỷ USD. Tỷ lệ vốn FDI vào KCN so với tổng vốn FDI của cả vùng khá cao, do những thuận lợi về đất đai, cơ sở hạ tầng, cơ chế đầu tư cũng như các các biện pháp ưu đãi đầu tư nên các KCN đã thu hút được một lượng vốn lớn, các dự án tiến hành hành triển khai nhanh, số dự án treo bị thu hồi giấy phép thấp. Tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài vào KCN trong tổng vốn đầu tư thu hút được hàng năm trên cả vùng ở mức 40-45%.

Điểm nổi bật trong thu hút đầu tư vào KCN thời gian qua là bên cạnh việc tiếp tục thu hút các dự án quy mô vừa, các KCN đã thu hút được nhiều dự án quy mô lớn, công nghệ cao như Samsung, Compal, Foxconn… Các dự án này sẽ có tác động lớn tới sự phát triển công nghiệp, thu hút lao động của địa phương trong thời gian tới, góp phần đáng kể tạo sự biến đổi về chất trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của địa phương. Thực tế cho thấy, ngay từ khi đang trong giai đoạn xây dựng nhà xưởng, tác động lan tỏa của các dự án

này đã được thể hiện rõ trong việc tạo việc làm cho người lao động địa phương và việc thu hút thêm các dự án vệ tinh đầu tư vào khu vực lân cận.

Thứ hai, Cơ cấu FDI theo ngành vào các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ngày càng phù hợp với mục tiêu thu hút FDI và cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH.

Các dự án FDI vào các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã có mặt ở tất cả các ngành nghề và lĩnh vực. Tuy nhiên, các dự án này chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp và xây dựng. Các ngành dịch vụ, nông lâm nghiệp, y tế - giáo dục – văn hóa cũng đã thu hút được các dự án FDI xong còn tỉ lệ còn thấp. Thực tế này cho thấy, Cơ cấu thu hút FDI theo ngành nghề đang có sự chuyển dịch sang hướng : công nghiệp, dịch vụ. Điều này cũng phù hợp với mục tiêu về cơ cấu thu hút FDI theo ngành nghề và cũng phù hợp với cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của vùng và cả nước.

Thứ ba, Các đối tác đầu tư vào KCN ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ngày

Các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã có 26 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư. Các nhà đầu tư đến từ Châu Á như : Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Singapore...chiếm tỉ lệ áp đảo. Điều này thể hiện xu hướng dịch chuyển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động từ các nước ASEAN sang Việt Nam mặc dù hiện tại tuy họ vẫn còn có ưu thế về trình độ tay nghề song đang đánh mất dần vì giá nhân công trong nước của họ tăng nhanh. Cùng với việc môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng, hoạt động hợp tác phát triển kinh tế ngày càng mở rộng nên tỷ trọng vốn FDI của các nhà đầu tư đến từ Châu Âu, Hoa Kỳ đã tăng lên. Đây là các nhà đầu tư có tiềm lực về tài chính và nắm giữ công nghệ nguồn rất cần. Việc thu hút được

các nhà đầu tư này là một tín hiệu tốt trong việc chuyển giao các công nghệ mới cũng như học hỏi về kinh nghiệm quản lý.

Thứ tư, Các hình thức đầu tư, hình thức pháp lý của doanh nghiệp FDI trong KCN ngày càng được đa dạng tạo ra nhiều lựa chọn cho nhà đầu tư.

Trước năm 2003, Việt Nam chỉ có 3 hình thức thu hút FDI bao gồm : hợp đồng kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Đến năm 2003, Trong Nghị định 38/2003/NĐ-CP ngày 15/4/2003, Chính phủ đã có hướng dẫn về việc chuyển đổi doanh nghiệp FDI sang hình thức công ty cổ phẩn. Đây là một chủ trương mang tính bứt phá của Việt Nam nhằm tạo điều kiện thông thoáng hơn với các NĐT, phù hợp với thông lệ quốc tế. Luật Đâu tư 2005 đã qui định thêm hình thức đầu tư mới đó là hợp đồng BOT, BT, BTO. Việc các hình thức đầu tư liên tục được mở rộng qua các năm giúp các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều lựa chọn hơn trong quá trình đầu tư và cũng thể hiện sự thông thoáng trong thu hút đầu tư.

Hiện nay, tại các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư chủ yếu dưới hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh và công ty cổ phần. Trong đó, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm đa số. Việc này đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư nước ngoài an tâm, tin tưởng, sản xuất kinh doanh trong môi trường đầu tư của các KCN. Xu hướng này cũng diễn ra ở các KCN trên cả nước nói chung.

Thứ năm, Thu hút FDI vào các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã phát huy tác dụng lan tỏa, dẫn dắt của KCN đối với sự phát triển kinh tế

KCN mở rộng mối liên kết ngành và liên kết vùng tập trung xung quanh KCN. Liên kết ngành trong KCN bước đầu đã có những kết quả nhất định thực hiện trong phạm vi nội bộ KCN bởi những ngành nghề bổ trợ lẫn nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư trong KCN đã tạo điều kiện cho các ngành sản xuất nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp KCN hoặc bản thân các doanh nghiệp trong các KCN có điều kiện tiêu thụ sản phẩm tại các cơ sở kinh doanh xung quanh KCN.

KCN góp phần mở rộng thị trường các yếu tố đầu vào, đầu ra tại các vùng lân cận, đặc biệt là những địa phương trình độ công nghiệp phát triển, có sức lan tỏa lớn tại thành phố Hà Nội, Hải Phòng tới các tỉnh lân cận, chuyển các địa phương này từ cơ cấu kinh tế thuần nông sang cơ cấu kinh tế công nghiệp hiện đại. Trong thời gian tới, xu hướng lan tỏa từ các KCN, ở các địa phương này sẽ còn mở rộng hơn nữa sang các địa phương khác.

Với thế mạnh về công nghệ, thiết bị hiện đại, phương pháp quản lý tiến bộ, các doanh nghiệp này sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt và ổn định, các doanh nghiệp FDI trong KCN đã và đang tác động tích cực tới yếu tố chất lượng sản phẩm của công nghiệp địa phương, góp phần giúp công nghiệp địa phương từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu tại chỗ là chính đã vươn ra thị trường cả nước và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút FDI vào các Khu công nghiệp ở Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 85 - 88)