Các hoạt động XTĐT nói chung và XTĐT vào KCN được thực hiện ở 3 CQXTĐT khác nhau là :
- Bộ Kế hoạch và đầu tư – chịu trách nhiệm soạn thảo và ban hành các chính sách liên quan đến đầu tư cả nước.
- Ban Quản lý Khu công nghiệp và Khu chế xuất – quản lý hoạt động trong phạm vi KCN đặt tại mỗi tỉnh.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư – thực hiện các chính sách ĐTNN do Bộ kế hoạch và Đầu tư ban hành và quản lí các hoạt động ĐTNN, đầu tư trong nước trong mỗi tỉnh.
Hiện nay, dường như vẫn chưa có một chiến lược XTĐT tổng thể ở cấp quốc gia. Thiếu một chiến lược XTĐT cấp quốc gia được dẫn ra như một yếu tố góp phần làm ảnh hưởng đến việc thực hiện xúc tiến đầu tư ở cấp địa phương. Không có một cơ quan trung ương trong việc thực hiện một chiến lược.Ở đây vẫn tồn tại vấn đề liên quan đến sự phối hợp giữa các quốc gia và cấp dưới quốc gia.
Các tỉnh phía Nam, nhìn chung có đổi mới và sáng tạo hơn hơn các tỉnh phái bắc trong các chiến lược và chương trình xúc tiến đầu tư. Các tỉnh này rất chú trọng vào công tác XTĐT và họ đã rất thành công trong công tác này.
Nội dung chủ yếu của các hoạt động xúc tiến đầu tư bao gồm :
Hoạt động xúc tiến đầu tư chủ yếu được thực hiện bằng các hình thức như : quảng cáo, tổ chức hội thảo, hội nghị, tọa đàm và tổ chức các đoàn vận động đầu tư...Các hoạt động này thường được tổ chức bởi phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Bộ Kế hoạch và đầu tư (Cục đầu tư nước ngoài, Vụ quản lý các khu kinh tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố, ban quản lý các KCN và KCX, các tổ chức của chính phủ, và các doanh nghiệp tư nhân khác.
Ngoài ra, trong khi hoạt động xây dựng hình ảnh là thông báo cho một nhớm các nhà đầu tư tiềm năng về các cơ hội đầu tư thì mục tiêu của các hoạt động thúc đẩy việc thực hiện đầu tư là thuyết phục những doanh nghiệp cụ thể bắt đầu quá trình đầu tư.
Hình thức liên lạc trực tiếp với một nhóm những nhà đầu tư tiềm năng, trong đó các CQXTĐT cố gắng thuyết phục những công ty này đầu tư vào đất nước mình, địa phương mình không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Nhưng ttrong thời gian qua, một số tỉnh đã làm tốt công tác này như : Bắc Ninh, Vĩnh Phúc... nên họ đã đạt được kết quả khả quan trong việc thu hút đầu tư vào các KCN của tỉnh.
Một số KCN và Ban quản lý KCN ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã xây dựng trang thông tin điện tử cho mình. Nội dung chủ yếu của các trang thông tin điện tử này bao gồm : giới thiệu chung về KCN, hệ thống cơ sở hạ tầng, phí dịch vụ, các lợi thế của KCN, các biện pháp ưu đãi về kinh tế... Tuy nhiên, chất lượng các trang thông tin này nhìn chung là thấp ít được duy trì và cập nhật thường xuyên.
Một số cơ quan đã tham gia các hội thảo ở nước ngoài. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động này chưa cao do nhiều nguyên nhân như : công tác tổ chức, nội dung hội thảo...
Một số cơ quan lại dựa vào các tổ chức thương mại ở các nước đề giúp đõtỏ chức hội thảo hoặc thuyết trình tại các hội thảo này. Phương pháp này được nhận thấy là một hình thức tốt hơn để xúc tiến so với các cuộc hội thảo do chính các cơ quan chức năng của Việt Nam tổ chức.