Trước hết, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống các chuẩn mực làm căn cứ
cho việc lập quy hoạch phát triển KCN và xây dựng KCN.
Tuy đã có quyết định số 1107/QĐ-TTg, ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng chính phủ qui định về điều kiện và tiêu chí hình thành KCN nhưng nhiều qui định vẫn mang tính định tính chưa cụ thể để có thể thực hiện và kiểm tra việc thực hiện qui hoạch. VD: qui định về định về việc hình thành KCN ở nơi: có điều kiện thuận lợi hoặc khả năng xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội..., có khả năng thu hút đầu tư trong và ngoài nước, có khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu về lao động...
Để khắc phục vấn đề này, các bộ, ngành cần phải cụ thể hóa và ban hành thêm các chuẩn mực, trong đó qui định rõ hơn các nội dung kinh tế, kỹ thuật cụ thể về các điều kiện để hình thành KCN như xác định rõ lợi thế của
vùng về ngành nghề và mặt hàng kinh doanh; vị trí và qui mô xây dựng KCN; cơ cấu ngành hàng, cơ cấu không gian..., trình độ công nghệ, tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, xử lí chất thải. Giải trình rõ về khả năng thu hút đầu tư; cung ứng nguyên nhiên liệu, nhân lực, dịch vụ...
Thứ hai, Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn
thiếu; rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án. Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với các cam kết quốc tế.
Để giải quyết vấn đề trên cần phải đổi mới qui trình xây dựng qui hoạch phát triển KCN. Việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KCN phải giao cho một cơ quan có đủ năng lực và thẩm quyền ở cấp Trung ương đảm nhiệm. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi của qui hoạch, dự thảo quy hoạch phát triển KCN cần phải được lấy ý kiến của chuyên gia các ngành, các cấp và của các nhà đầu tư trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Qui hoạch khi đã được duyệt cần công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và được niêm yết tại Ban quản lý KCN và các cơ quan hữu quan. Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền cần phải thường xuyên đánh giá lại mức độ phù hợp của quy hoạch với thực tiễn, do các yếu tố của môi trường trong nước và quốc tế thường xuyên biến đổi và có tác động lớn đến sự phát triển của các KCN. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát tình hình chấp hành qui hoạch tại các địa phương và trong các KCN. Xử lý kịp thời với chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe và ngăn chặn tình trạng vi phạm qui hoạch được duyệt. Để làm được điều này, phải thành lập một bộ phận thanh tra trong các Ban quản lý KCN cấp tỉnh. Cơ quan này có chức năng cụ thể và có đủ thẩm quyền xử lý vi phạm ngay khi nó phát sinh.
Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư.