2.1.1. Quá trình hình thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Khái niệm vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm là một bộ
phận của lãnh thổ quốc gia, hội tụ các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn, giữ vai trò động lực, đầu tàu thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước.
Để thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước cũng như tạo mối liên kết và phối hợp trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng kinh tế,Chính phủ Việt Nam đã và đang cố gắng lựa chọn một số tỉnh/ thành phố để hình thành nên vùng kinh tế trọng điểm quốc gia có khả năng đột phá, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với tốc độ cao và bền vững, tạo điều kiện nâng cao mức sống của toàn dân và nhanh chóng đạt được sự công bằng xã hội trong cả nước.Việc hình thành các vùng kinh tế trọng điểm là nhằm đáp ứng những nhu cầu của thực tiễn nói chung và đỏi hỏi của nền kinh tế nước ta nói riêng.
Theo hướng đó, cuối năm 1997 và đầu năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quyết định số 747/1997/QĐ-TTg về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010
Bảng 2.1. Số tỉnh được xếp vào vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ năm 1997.
I-Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ 1 Hà Nội 2 Hưng Yên 3 Hải Phòng 4 Quảng Ninh 5 Hải Dương
Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Trong Hội nghị các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ ngày14-15/7/2003, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định mở rộng ranh giới của vùng; sau đó Văn phòng Chính phủ đã ra thông báo số 108/TB-VPCP ngày 30/7/2003 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị, trong đó có quyết định "Đồng ý bổ sung 3 tỉnh: Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc vào vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ". Tổng diện tích vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ sau khi bổ sung là 15.277 km2, bằng 4,64% diện tích và dân số (tính đến năm 2002) là 13,035 triệu người, bằng 16,35% so với cả nước.
Ngày 13 tháng 8 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế -xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020. Trong quyết định này, quy mô của các vùng kinh tế trọng điểm đã được mở rộng thêm 7 tỉnh gồm Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
Bảng 2.2. Số tỉnh được xếp vào vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cho đến năm 2009
Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư
2.1.2. Thế mạnh và lợi thế so sánh của vùng.
• Vị trí địa lý
Vùng phát triển kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (PTKTTĐ Bắc Bộ) có vị trí địa lý, kinh tế quốc phòng độc đáo, tạo ra lợi thế so sánh mang ý nghĩa quốc gia và khu vực cũng như đảm nhận vị trí đặc biệt quan trọng trong bảo vệ an ninh, quốc phòng. Vùng PTKTTĐBắc Bộ nằm giữa hai bộ phận lãnh thổ Đồng bằng sông Hồng và sườn núi Đông Bắc với 3 đỉnh là thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Hạ Long, có diện tích tự nhiên 10912 km2, chiếm 3,3% diện tích tự nhiên cả nước, dân số (năm 1995) có khoảng 7,5 triệu người, chiếm gần 10,2% so với cả nước; Có Hà Nội - thủ đô của cả nước - là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kĩ thuật của nước ta.
• Cơ sở hạ tầng
I-Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ
1 Hà Nội 2 Hưng Yên 3 Hải Phòng 4 Quảng Ninh 5 Hải Dương 6 Hà Tây 7 Bắc Ninh 8 Vĩnh Phúc
Vùng có sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Cát Bi cùng với cụm cảng Hải Phòng - Cái Lân là cửa mở vào - ra của toàn vùng Bắc Bộ và có thể của cả khu vực Tây Nam Trung Quốc. Tuyến đường 18 và đường 5 là hai trục đường xương sống cho toàn Bắc Bộ. Nằm gần một trong những khu vực phát triển năng động nhất của thời gian, những năm gần đây mối quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá của vùng đã được mở rộng nhanh chóng. Nằm gần các nguồn tài nguyên khoáng sản (quặng sắt, quặng kim loại màu,...), năng lượng (thủy, nhiệt điện, than, dự kiến đến năm 2010, sản lượng điện của Bắc Bộ chiếm khoảng 60% so với cả nước), nông - lâm - thuỷ sản (lúa gạo, chè, cây ăn quả, thuốc lá, lạc, ..., trâu bò, lợn, cá, gỗ, ...) và nguồn lao động dồi dào của Bắc Bộ. Đây cũng là khu vực sát cạnh Vịnh Bắc Bộ xung yếu về quốc phòng.
• Lao động
Nguồn nhân lực có chất lượng cao hơn so với các vùng khác, cộng thêm với các cơ sở nghiên cứu khoa học (được tập trung đông nhất so với các vùng) là một thế mạnh nổi trội, một tiềm năng lớn trong phát triển. Lực lượng cán bộ có trình độ trên đại học chiếm tới 72,4% so với cả nước; lao động đã qua đào tạo chiếm tới 29,5% lao động xã hội.
• Phát triển công nghiệp
Vùng có lịch sử phát triển công nghiệp sớm nhất ở nước ta. Đây là địa bàn tập trung nhiều cơ sở công nghiệp mang ý nghĩa cả nước, đặc biệt là năng lực cơ khí chế tạo (so với cả nước, vùng PTKTTĐ Bắc Bộ chiếm trên 90%) về sản xuất máy công cụ, máy cắt gọt kim lại; trên 74% về sản xuất động cơ điện; trên 70% về sản xuất quạt điện; ...), khai thác than (chiếm trên 90% của cả nước), vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, đồ điện - điện tử, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm; đã và đang hình thành nhiều cụm,
khu, điểm công nghiệp tập trung tạo động lực đưa nền kinh tế bước và giai đoạn “cất cánh”.
Tuy phần lớn lãnh thổ thuộc Đồng bằng châu thổ sông Hồng nhưng cũng có nhiều nơi có quỹ đất thuận tiện có thể bố trí công nghiệp (hàng chục nghìn ha) và có nguồn nước (trừ một số nơi ven biển) tương đối thuận lợi cho quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá.
2.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC KCN Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ. BẮC BỘ.
Tính đến hết năm 2008, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã có 41 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên là 9566 ha (trong đó đất công nghiệp có thể cho thuê là 6286 ha), trong đó Có 21 KCN đã đi vào hoạt động có tổng diện tích đất tự nhiên là 4700 ha và 20 KCN đang xay dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên là 4866 ha. Qui mô bình quân của các KCN là 233 ha/KCN, KCN lớn nhất là KCN VSIP (Bắc Ninh) 700 ha và KCN nhỏ nhất là KCN Nam Thăng Long (Hà Nội) 30 ha.Trong số 41 KCN này, 21 KCN đang vận hành đã lấp đầy khoảng 70% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê. 20 KCN đang trong quá trình xây dựng cơ bản mới lấp đầy được khoảng 9%.
Các KCN phân bố đều khắp các tỉnh và thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hải Dương là thành phố có nhiều KCN nhất trong vùng với 8 KCN với tổng diện tích 1887 ha, trong đó KCN Tàu thủy Lai Vu, Nam Sách, Phúc Điền là những điển hình của vùng về hiệu quả thu hút đầu tư với tỷ lệ lấp đầy khá cao (xấp xỉ 100%). Các KCN còn lại vẫn đang trong quá trình xây dựng cơ bản.Ngoài Hải Dương, các địa phương còn lại cũng có được kết quả thu hút đầu tư khả quan trong thời gian gần đây với các KCN tiêu biểu như : KCN Thăng Long (Hà Nội), KCN Tiên Sơn, Quế Võ (Bắc
Ninh), KCN Nomura (Hải Phòng), KCN Phố Nối A (Hưng Yên), KCN Cái Lân (Quảng Ninh), KCN Quang Minh (Vĩnh Phúc). Một số KCN kém hiệu quả như : KCN Hà Nội – Đài Tư (Hà Nội), KCN Đồ Sơn (Hải Phòng).
2.3. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ.
2.3.1. Xác định mục tiêu thu hút FDI vào KCN.
Mục tiêu thu hút FDI vào các KCN ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng giống như mục tiêu thu hút FDI nói chung là : thu hút vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Thực tế tại các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ hiện nay, do lượng vốn thu hút được còn thấp so với nhu cầu phát triển KCN, tỉ lệ lấp đầy còn chưa cao nên trong số ba mục tiêu trên, mục tiêu thu hút vốn được ưu tiên hàng đầu, tiếp đến là công nghệ và sau cùng là mục tiêu kinh nghiệm quản lý.
Mục tiêu thu hút FDI vào KCN nhằm các mục tiêu cơ bản sau : - Thu hút vốn FDI để phát triển các KCN theo quy hoạch.
- Chuyển giao công nghệ, kĩ thuật, kinh nghiệm quản lý của các công ty nước ngoài.
- Tạo việc làm cho người lao động trong nước. - Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.
- Phát huy tác động lan tỏa dẫn dắt của KCN đối với việc phát triển kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng như của cả nước, làm KCN trở thành cầu nối hội nhập nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới.
2.3.2. Xây dựng và hoàn thiện môi trường đầu tư trong các KCN
2.3.2.1. Xây dựng chiến lược, qui hoạch phát triển các KCN.
• Về chiến lược phát triển KCN
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của các KCN trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, trong nhiều văn kiện quan trọng của Đảng và trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chủ trương phát triển KCN được thể hiện rất rõ. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII nêu rõ : Hình thành các KCN tập trung tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII) đã xác định phương hướng phát triển KCN trong những năm tiếp theo là : ‘Phát triển từng bước và nâng cao hiệu quả các KCN’.
Có thể nói các tư tưởng chỉ đạo về xây dựng và phát triển các KCN tập trung đã hình thành rất sớm cùng với các quan điểm kinh tế về đổi mới của Đảng. Điều này chính là định hướng cho sự phát triển các KCN ở Việt Nam.Về qui hoạch phát triển KCN
• Về qui hoạch phát triển KCN
Qui hoạch tạo ưu thế phát triển các KCN là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của các KCN.Vì thế, công tác quy hoạc phát triển KCN cũng đã tương đối được chú trọng ở vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Về cơ bản đã xây dựng được qui hoạch phát triển KCN của từng địa phương làm cơ sở để chính phủ xây dựng và ban hành quy hoạch tổng thể phát triển KCN chung của cả nước đến năm 2010 và 2015.
Bảng 2.3. DANH MỤC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ DỰ KIẾN ƯU TIÊN THÀNH LẬP MỚI ĐẾN NĂM 2015.
STT Tên khu công nghiệp Địa phương Dự kiến diện tích đến năm 2015 (ha)
15. KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh Bắc Ninh 200
16. KCN Yên Phong II Bắc Ninh 300
17. KCN Quế Võ II Bắc Ninh 200
18. KCN Thuận Thành Bắc Ninh 200
19. KCN Việt Hòa Hải Dương 47
20. KCN Phú Thái Hải Dương 72
21. KCN Cộng Hòa Hải Dương 300
22. KCN Tàu thủy Lai Vu Hải Dương 212
24. KCN Minh Đức Hưng Yên 200
25. KCN Vĩnh Phúc Hưng Yên 200
26. KCN Đò Nống - Chợ Hỗ Hải Phòng 150
27. KCN Nam Cầu Kiền Hải Phòng 100
28. KCN Tràng Duệ Hải Phòng 150
29. KCN Tàu thủy An Hồng Hải Phòng 30
30. KCN Đông Mai Quảng Ninh 200
31. KCN Tàu thủy Cái Lân Quảng Ninh 70
Theo quyết định số 1107/QĐ-TTg của thủ tướng về việc phê duyệt qui hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Thủ tướng chính phủ đã công bố danh mục các KCN ưu tiên thành lập mới đến năm 2015. Ngoài ra, Thủ tướng cũng chấp thuận về chủ trương cho phép thành lập đối với một số KCN theo đề nghị của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW.
Trên thực tế, tính đến hết năm 2008, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã có 41 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên là 9566 ha (trong đó đất công nghiệp có thể cho thuê là 6286 ha), trong đó Có 21 KCN đã đi vào hoạt động có tổng diện tích đất tự nhiên là 4700 ha và 20 KCN đang xay dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên là 4866 ha.
2.3.2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng KCN.
2.3.2.2.1.Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào.
Kết cấu hạ tầng trong KCN là yếu tố mà NĐT rất quan tâm. Hiện nay, tại các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, quy mô bình quân một KCN có diện tích 235 ha với vốn đầu tư xây dựng hạ tầng là 41,8 triệu USD. Theo
tiêu chuẩn của Hiệp hội các KCN và KCX thế giới, quy mô bình quân của một KCN có hiệu quả cao nhất vào khoảng 100 ha, tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng là 50 triệu USD. Như vậy, các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có qui mô về diện tích tương đối lớn nhưng tổng vốn đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng lại tương đối thấp. Do vậy, cơ sở hạ tầng thường đầu tư và xây dựng không đồng bộ và hiện đại. Các KCN do chủ đầu tư là NĐT NN hoặc liên doanh với doanh nghiệp trong nước thường được đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng với số vốn lớn hơn so với các doanh nghiệp trong nước đầu tư. VD như: KCN Nomura – Hải Phòng được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng số vốn là 153 triệu USD trên qui mô diện tích 153 ha, có diện tích nhỏ hơn bình quân nhưng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng gấp gần 3 lần so với bình quân…Do vậy, các KCN do NĐT NN xây dựng thường có hệ thống hạ tầng hiện đại, chất lượng cao có thể đáp ứng đòi hỏi của các doanh nghiệp có vốn FDI về chất lượng hạ tầng cho yêu cầu sản xuất kinh doanh, phục vụ xuất khẩu và những sản phẩm có chất lượng cao.
• Phương thức tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng trong KCN
Chính phủ có nhiều chủ trương nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các NĐT NN đầu tư vào xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN. Dựa trên qui hoạch phát triển các KCN đã được phê duyệt, các doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN tiến hành thuê đất của Nhà nước hoặc bên Việt Nam góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất, sau đó thực hiện công tác đền bù, giải toả, san lấp mặt bằng. Sau khi các công trình kết cấu hạ tầng được xây dựng xong như: hệ thống đường giao thông nội bộ, cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, kho bãi, nhà xưởng…doanh nghiệp phát triển hạ tầng cho thuê hoặc thuê lại hoặc chuyển nhượng những lô đất đã phát triển hạ tầng. Đồng thời, doanh nghiệp phát triển hạ tầng cũng có thể cung cấp các dịch vụ cần thiết cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN như dịch vụ xây dựng, tư vấn, vệ sinh, xử lý nước thải…
Ngoài một số KCN đã xây dựng xong hoặc cơ bản xong hạ tầng như: KCN Nomura (Hải Phòng), KCN Nội Bài giai đoạn I, KCN Sài Đồng B giai đoạn 1 ở Hà Nội…, nhìn chung tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng KCN còn chậm. Các KCN còn lại phần lớn đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng các công trình hạ tầng. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn. Điển hình như KCN Đài Tư (Hà Nội) phải mất hơn 3 năm từ năm 1995 đến 1999 mới hoàn thành việc giải phóng mặt bằng, KCN Sài Đồng B (Hà Nội) được thành lập từ năm 1996 đến nay công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa hàon chỉnh. Công ty phát triển hạ tầng của Việt