Chính sách ưu đãi về thuế của Chính phủ chủ yếu tập trung vào các loại thuế sau: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế xuất nhập khẩu.
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Với mục tiêu ban đầu là nhanh chóng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào KCN, nhằm tranh thủ nguồn vốn, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý của các nước tiên tiến, Chính phủ đã quyết định dành cho nhà đầu tư nước ngoài những ưu đãi đặc biệt về Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào KCN được hưởng mức thuế thấp hơn và thời gian miễn, giảm thuế dài hơn so với các doanh nghiệp bên ngoài KCN, nhằm tăng thêm lợi nhuận thực tế cho các nhà đầu tư. Chính sách ưu đãi về thuế TNDN cũng thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Mức thuế suất thuế TNDN của các doanh nghiệp sản xuất có tỷ lệ xuất khẩu dưới 50% giảm từ 18% năm 1994 (Nghị định 192/HĐBT) xuống còn 15% (theo Nghị định 36/CP); đối với doanh nghiệp xuất khẩu từ 80% sản phẩm trở lên hoặc đầu tư vào những vùng miền đặc biệt khó khăn giảm từ 12% năm 1994 xuống còn 10% vào các năm từ 1997 đến 2003.
Đối với doanh nghiệp dịch vụ trong KCN mức thuế suất thuế TNDN cũng giảm tương ứng từ 22% năm 1994 xuống còn 20% các năm từ 1997 đến năm 2003. Đây là mức thuế khá thấp so với mức thuế suất mà các doanh nghiệp trong nước (cả trong và ngoài KCN) phải chịu là 28% đối với doanh nghiệp sản xuất và 32% đối với doanh nghiệp dịch vụ cũng trong thời điểm đó. Như vậy, với cùng một điều kiện kinh doanh như nhau các doanh nghiệp nước ngoài trong KCN đã được hưởng một khoản ưu đãi cao hơn các doanh nghiệp trong nước từ 12 đến 13% và cao hơn các doanh nghiệp FDI bên ngoài
KCN khoảng 5 đến 10% (doanh nghiệp FDI ngoài KCN phải nộp 25%). Đặc biệt, là mức thuế suất thuế TNDN này được áp dụng trong suốt thời gian thực hiện dự án nên khá hấp dẫn nhà đầu tư.
Năm 2004, để tạo sân chơi bình đẳng đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Nhà nước đã ban hành Luật Thuế TNDN, trong đó quy định: các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài được hưởng các ưu đãi về thuế TNDN như nhau và được chia thành 3 nhóm thuế suất, áp dụng cho 3 vùng địa bàn khác nhau: vùng có điều kiện bình thường, vùng khó khăn và vùng đặc biệt khó khăn, cụ thể: 20% đối với doanh nghiệp dịch vụ trong KCN, mức thuế suất này thực hiện trong 10 năm kể từ ngày doanh nghiệp bắt đầu sản xuất kinh doanh; 15% đối với doanh nghiệp dịch vụ trong KCX và doanh nghiệp sản xuất trong KCN tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, thuế suất này được áp dụng trong thời gian 12 năm kể từ khi dụ án bắt đầu hoạt động kinh doanh; 10% đối với doanh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng KCX, KCN và các vùng đặc biệt khó khăn, mức thuế này áp dụng trong thời gian 15 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Thời gian miễn và giảm thuế tuỳ thuộc vào số lượng lao động được sử dụng, ngành hàng và địa bàn kinh doanh, thấp nhất là miễn 2 năm và giảm 9 năm (4 + 9) {17, Điều 14}. mức thuế này thấp hơn nhiều so với mức 28% mà các doanh nghiệp ngoài KCN kinh doanh ở điều kiện bình thường phải nộp.Với quy định này các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động trong các KCN ít bị ảnh hưởng, do họ vẫn được hưởng ưu đãi đã ghi trong giấy phép đầu tư. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài mới đầu tư vào KCN, mở rộng sản xuất hay đầu tư vào một lĩnh vực khác thì mức thuế này cao hơn 3% (trước là 25%), thời gian hưởng ưu đãi cũng cũng xuống chỉ còn 10 đến 15 năm (trước là hết dự án), chỉ có thời gian miễn và giảm thuế là dài hơn trước, tối đa là
được miễn 4 năm và giảm 50% cho đến 9 năm tiếp theo kể từ khi doanh nghiệp có lãi (trước miễn từ 1 đến 2 năm và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo). Có thể nói, việc áp dụng một mức thuế thống nhất giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài là một chính sách đúng, phù hợp với lộ trình và cam kết gia nhập WTO mà Việt Nam đã là thành viên. Tuy nhiên, việc xong xong tồn tại nhiều mức thuế ưu đãi: các dự án FDI đang hoạt động trong KCN thì theo quy định tai Qui chế KCN, KCX theo Nghị định 36/CP, các doanh nghiệp FDI ngoài KCN thì theo Nghị định số 27/2003/NĐ-CP, các doanh nghiệp trong nước được thành lập theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước thì mức ưu đãi áp dụng theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP, các dự án mới hoặc mở rộng qui mô thì theo Luật thuế TNDN. Trong khi, đối tượng hưởng ưu đãi cũng quy định rất khác nhau. Qui chế KCN phân định theo tính chất của doanh nghiệp là doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ hoặc chế xuất và theo tỷ lệ xuất khẩu, còn Luật thuế TNDN theo địa bàn và ngành hàng khuyến khích đầu tư đã tạo ra rất nhiều mâu thuẫn, gây thắc mắc cho nhà đầu tư và tạo nên tâm lý thiếu tin tưởng vào hệ thống chính sách của Việt Nam.
Để khắc phục tình trạng trên, tháng 12 năm 2005 Quốc hội đã ban hành luật Đầu tư mới và ngày 22/9/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đầu tư, trong đó bãi bỏ nghị định 36/CP về ban hành qui chế KCN, KCX, KCNC và các văn bản liên quan đến đầu tư trước đó như nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 24/2000/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 qui định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước… Đặc biệt, để tạo sự nhất quán giữa các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt
động đầu tư mới đã tách bạch được đối tượng được hưởng ưu đãi, danh mục địa bàn và lĩnh vực ưu đãi do Luật Đầu tư qui định, còn mức ưu đãi và thời
hạn miễn, giảm thuế do Luật Thuế qui định. Đồng thời, Luật đầu tư mới qui định đầu tư vào KCN được coi là đầu tư vào địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn và được hưởng các ưu đãi cho khu vực này.
Như vậy, với mức thuế suất Thuế TNDN thấp, thời gian miễn và giảm
thuế dài là một ưu đãi nổi trội của các doanh nghiệp KCN so với các doanh nghiệp đầu tư ngoài KCN và cũng là mức ưu đãi cao hơn so với các nước trong khu vực. Ở Trung Quốc các doanh nghiệp trong các đặc khu kinh tế được hưởng thời gian miễn thuế đối với doanh nghiệp sản xuất là 2 năm và được giảm 50% thuế TNDN trong 3 năm tiếp theo, theo công thức (2+3), đối với các doanh nghiệp dịch vụ là 3 năm theo công thức (1+2) và đối với các dự án đặc biệt ưu đãi thời gian miễn và giảm thuế cũng chỉ là 8 năm theo công thức (3+5). Đây là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của môi trường đầu tư.
Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
Chuyển lợi nhuận hợp pháp ra nước ngoài là một trong những mối quan tâm của các nhà đầu tư. Để củng cố niềm tin và tạo kích thích vật chất, làm tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, Nhà nước qui định toàn bộ lợi nhuận hợp pháp của doanh nghiệp và cá nhân sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, các khoản lương, chi phí nhân công và các nghĩa vụ tài chính khác cho phía Việt Nam thì được phép chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
Mức thuế phải nộp theo qui định tại Điều 19, Nghị định 36/CP (1997) là 5%, theo qui định tại nghị định 24/NĐ-CP là từ 3%- 5%, nhưng từ khi có nghị định 164/NĐ-CP/2004 của Chính phủ thì qui định này đã được bãi bỏ, các doanh nghiệp đã được miễn hoàn toàn thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
Đặc biệt, theo Luật đầu tư mới (2005), quyền được chuyển lợi nhuận hợp pháp ra nước ngoài của các nhà đầu tư còn được qui định rất chi tiết, cụ thể: Luật Đâù tư qui định sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam nhà đầu tư được chuyển vốn, tài sản ra nước ngoài, bao gồm: lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh; những khoản tiền trả cho việc cung cấp kỹ thuật, dịch vụ, sở hữu trí tuệ; tiền gốc và lãi các khoản vay nước ngoài; vốn đầu tư các khoản thanh lý đầu tư; các khoản tiền và tài sản khác thuộc sử hữu hợp pháp của nhà đầu tư; các khoản tiền và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư [46, Điều 9].
Thủ tục kê khai và nộp thuế cũng khá đơn giản. Các cơ quan kinh doanh có trách nhiệm kê khai doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế, số thuế phải nộp cả năm, được chia ra từng quý theo mẫu tờ khai của cơ quan thuế và nộp trực tiếp cho cơ quan quản lý thuế. Các cơ quan thuế chỉ làm nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra việc kê khai thuế của các doanh nghiệp và xử lý truy thu đối với trường hợp vi phạm chế độ thuế. Thuế thu nhập được tính và nộp bằng đồng Việt Nam [17, Điều 21] nên khá thuận tiện cho người nộp thuế.
Chính sách thuế xuất, nhập khẩu
Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh hướng về xuất khẩu. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp KCX có thể sớm triển khai dự án, tiết kiệm chi phí, Nhà nước qui định:
+ Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố
định. Các dự án thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, dự án sản xuất linh kiện, phụ kiện cơ khí, điện, điện tử hoặc đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất, vật tư, linh kiện trong 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất.
+ Miễn thuế xuất khẩu và được áp dụng mức thuế VAT là 0% cho đầu ra hàng xuất khẩu. Đối với doanh nghiệp có tỷ lệ xuất khẩu trên 80% được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% ( thông thường là 15%) và được miễn thuế 2 năm kể từ khi bắt đầu có lợi nhuận và giảm thêm 50% thuế thu nhập phải nộp trong 2 năm tiếp theo...[ 10, Điều 19].
+ Đặc biệt theo Luật đầu tư (2005), Nhà nước đã cam kết mở cửa thị trường đầu tư phù hợp với lộ trình của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đẫ ký kết. Xoá bỏ nhiều qui định bắt buộc đối với nhà đầu tư về số lượng, loại hành hoá và tỷ lệ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hoặc sản xuất cung ứng trong nước; xoá bỏ việc doanh nghiệp phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu [46, Điều 8].
Chính vì vậy, thời gian qua các doanh nghiệp KCN ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ngoài việc cung cấp hàng hoá tiêu dùng trong nước để hạn chế nhập khẩu, còn đóng góp tỷ lệ đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của ngành và khu vực, tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu trên tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN luôn cao. Năm 2000 tỷ lệ xuất khẩu của các KCN Hà Nội trên tổng giá trị xuất khẩu của Hà Nội đạt 66.67%, năm 2001 là 64.08%, năm 2003 đạt 72.6%. Năm 2005 các KCN ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã đóng góp trên 27% giá trị xuất khẩu của khu vực; năm 2006 tỷ lệ tương ứng là 28.2% và 62.1%
Tuy nhiên, chính sách thuế xuất nhập khẩu cũng đã bộc lộ nhiều bbất cập xét trên các góc độ:
Đối với toàn kinh tế: Việc quy định mức thuế nhập khẩu cao đối với hàng
hoá nhập khẩu (200% đối với ôtô, xe máy nhập khẩu nguyên chiếc) cộng với việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá là nguyên liệu đầu vào cho sản suất, đồng thời với các ưư đãi về thuế suất thuế TNDN ( mức thuế xuất thấp,
thời gian miễn và giảm thuế dài) như hiện nay tuy có kích thích được một số ngành sản xuất phát triển, nhưng chủ yếu là các nghành công nghiệp lắp ráp - mức sinh lợi thấp. Xét về lâu dài, sự bảo hộ quá mức của Nhà nước thông qua chính sách thuế xuất nhập khẩu và các ưư đãi về thuế khác đã tiềm ẩn một nguy cơ đó là: tạo ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, các ngành, các địa phương; làm giảm cạnh tranh của hàng hoá trong nước. Điều này, là đặc biệt nguy hiểm đối với các doanh nghiệp trong nước, khi Việt Nam phải thực hiện đầy đủ các qui định của AFTA, của WTO. khi đó nhiều doanh nghiệp trong nước có thể bị phá sản, do không còn được bảo hộ của Nhà nước và chưa được tôi luyện trong môi trường cạnh tranh thật sự, còn các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng quá nhiều lợi ích từ sự ưu đãi của Nhà nước.
Đối với ngân sách Nhà nước: mức thuế xuất khẩu, thuế xuất thuế
TNDNH thấp và thời gian miễn, giảm thuế dài, làm giảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đây cũng là một nghịch lý mà ngân sách Nhà nước đang phải gánh chịu. Đối với mọi quốc gia, nguồn thu chính của ngân sách là thuế, nhưng đối với Việt Nam nguồn thu của ngân sách chủ yếu từ bán dầu mỏ, than và một số tài nguyên khác.
Đối với người tiêu dùng: mức thuế nhập khẩu hàng hoá cao, đồng nghĩa
với việc tiêu dùng phải mua hàng hoá với giá đắt hơn giá cả thực của nó. trong khi chất lượng sản phẩm của hàng hoá trong nướcb chưa thể bằng các sản phẩm của hàng hoá trong nước chưa thể bằng các sản phẩm ngoại nhập.
Như vậy, xét về sâu xa chính sách này đã làm cho kinh tế, Nhà nước và người tiêu dùng bị thua thiệt, còn người sản xuất, nhất là đầu tư nước ngoài được hưỏng lợi quá lớn (có những dự án được hưởng mức thuế suất Thuế TNDN).Chỉ có 10% trong thời hạn 15năm với thời gian miễn thuế 4 năm kể từ khi doanh có lãi và giảm 50% thuế TNDN cho 9 năm tiếp theo. Trong khi
dự án có thời gian đầu tư chỉ 20 năm. Như vậy thời gian Nhà nướcthực thu được thuế không đến 7 năm (do thời gian miễn thuế tính từ khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi). Và nếu quản lý không tốt thì số thuế thu được là không đáng kể. Vì vậy, cần phải nghiên cứu và hoàn thiện chính sách xuất nhập khẩu trong thời gian tới.
2.3.2.4. Xây dựng cơ chế đầu tư và tổ chức quản lý KCN.
• Về cơ chế đầu tư :
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư hoạt động trong môi trường có thủ tục đơn giản, được giải quyết nhanh chóng thuận lợi… Chính phủ đã xây dựng cơ chế quản lý KCN theo một cơ chế đặc biệt khác với cơ chế thông thường.
Ngoài các Bộ Ngành TW và UBND cấp tỉnh, Chính phủ đã thành lập các Ban quản lý KCN cấp Tỉnh là cơ quan trực tiếp quản lý KCN theo nguyên tắc “Một cửa” thông qua cơ chế uỷ quyền, hiện nay Bộ KHĐT đã uỷ quyền cho Ban quan lý KCN cấp Tính cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép ĐTNN đến 40 triệu USD với những điều kiện nhất định; Bộ thương mại uỷ quyền trong việc phê duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu và quản lý hoạt động thương mại; Bộ Xây dựng uỷ quyền thiết kế thẩm định kỹ thuạt; Bộ lao động thương binh và xã hội uỷ quyền trong việc cấp phép cho người lao động nước ngoài; Bộ Tài chính uỷ quyền trong việc chấp nhận thuận chế độ kế toán; Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam uỷ quyền cấp chứng chỉ xuất xứ hàng hoá (CIO), UBND cấp tỉnh uỷ quyền quyết định các dự án trong nước đầu tư vào