Các nhân tố trong nước

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút FDI vào các Khu công nghiệp ở Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 102 - 106)

Thứ nhất, Sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế và việc thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế -xã hội và phát triển các khu công nghiệp đến năm 2010 và 2015.

Dự báo trong giai đoạn từ 2006 đến 2010 nền kinh tế Việt Nam bắt đầu “cất cánh”, tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững hơn, tăng tích lũy từ nội bộ nền kinh tế vẫn là mục tiêu hành đầu của Việt Nam, trong dó các KCN đóng vai trò quan trọng .

Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2006-2010 là đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế , nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đua nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo điều kiện nền tảng đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa vào

năm 2020…, với các chỉ tiêu cụ thể là: tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá so sánh gấp 2,1 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng GDP bình quân trong 5 năm 2006-2010 đạt 7,5-8,0% ,phấn đấu đạt trên 8%. Quy mô GDp đến năm 2010 đạt khoảng 94- 98 tỷ USD và bình quân đàu người đạt khoảng 1.050-1.100 USD. Giá trị tăng thêm của ngành nông,lâm nghiệp và thủy sản tăng 3- 3,2%, của ngành công nghiệp và xây dựng là 9,5- 10,2%; của ngành dịch vụ là 7,7-8,2%. Tỷ lệ huy động vào ngân sách Nhà nước đạt khoảng 21-22% GDP.

Cơ cấu ngành trong GDP đến năm 2010 dự kiến: nông, lâm nghiệp và thủy sản khoảng 15- 16%; công nghiệp và xây dựng chiếm từ 43-44% GDP, các ngành dịch vụ khoảng 40-41%. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/năm đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 770-780 USD/người gấp đôi năm 2005. Tổng đầu tư toàn xã hôi trong 5 năm khoảng 140 tỷ USD , chiếm 40% GDP, trong đó vốn trong nước chiếm khoảng 65%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% tổng lao động xã hội . Trong 5 năm tạo việc làm và giải quyết việc làm cho trên 8 triệu lao động, bình quân mỗi năm 1,6 triệu lao động , đến năm 2010, có 100% các KCN ,KCX có hệ thống xử lý nước thải, thu gom và xử lý 90% chất thải rắn thông thường, 80% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế

Để đạt được cá muc tiêu trên , chúng ta cần thực hiện rất nhiều biện pháp , trong đó phát triển KCN được coi là một giải pháp hữu hiệu

Kế hoạch phát triển KCN Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 đã xác định việc py KCN phải đạt được mục tiêu tổng quát và cụ thể là : phát triển các KCN đảm bảo hình thành hệ thống các KCN chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia ,đồng thời hình thành các KCN có quy mô hơp lý để tạo điều kiện phát triển công nghiệp nhằm chuyển dịch cơ

cấu kinh tế tại địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp. Đưa tỷ lệ đóng góp của các KCN trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp từ 24% hiện nay lên khoảng 39-40%vào năm 2010 và tới 60% vào các năm tiếp theo. Tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp của các KCN từ 19,2% giá trị xuất khẩu toàn quốc hiện nay lên khoảng 40% vào năm 2010 và cao hơn vào các giai đoạn tiếp theo . Cụ thể:

Đến năm 2010: phấn đấu về cơ bản lấp đầy diện tích các KCN đã được thành lập ; tiếp tục đầu tư đồng bộ ,thành lập mới một cách có chọn lọc các KCN với tổng diện tích tăng thêm khoảng 15.000ha-20.000ha, trong đó các tỉnh miền Bắc khoảng gần 9.000 ha. Đầu tư đồng bộ, hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng các KCN hiện có, đặc biệt là công trình xử lý nước thải và đảm bảo diện tích trồng cây xanh trong các KCN theo quy hoạch xây dựng được duyệt nhằm bảo vên môi trường và phát triển bền vững

Đến năm 2015: đầu tư đồng bộ để hoàn thiện các KCN hiện có, thành

lập mới môtj cách có chọn lọc các KCN với tổng diện tích tăng thêm khoảng 20.000ha-25.000ha. Phấn đấu đạt tỷ lệ lấp đầy các KCN bình quân trên toàn quốc khoảng trên 60%. Có các biện pháp, chính sách chuyển đổi cơ cấu các ngành công nghiệp trong các KCN đã và đang xây dựng theo hướng hiện đại hóa phù hợp với tính chất và đặc thù của các địa bàn lãnh thổ. Xây dựng các công trình xử lý rác thải công nghiệp tập trung quy mô lớn ở những khu vực tập trung các KCN tại các vùng kinh tế trọng điểm. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào các KCN, phấn đấu thu hút thêm khoảng 6.500-6.800 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 36-39 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư thực hiện khoảng 50%.

Sự phát triển nhanh của nền kinh tế trong nước và việc thực hiện các mục tiêu nói trên đòi hỏi sự phát triển hiệu quả của các KCN. Điều này, buộc

chính sách và mô hình tổ chức quản lý của Nhà nước đối với các KCN phải được điều chỉnh kịp thời và thích ứng .

Thứ hai, Các lợi thế tuyệt đối có xu hướng giảm dần do quá trình khai thác và sự phát triển của nền kinh tế

Lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào có xu hướng giảm dần do sự phát triển nhanh của nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ ,đòi hỏi một số lượng lớn lao động với chất lượng cao. Khi nguồn nhân lực của chúng ta đông và trẻ về ss lượng nhưng chất lượng còn thấp, lao động thủ công vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn nhân lực xã hội (trên 60%) .Như vậy, nguồn nhân lực dồi dào,chất lượng thấp không còn là lợi thế mà đội khi còn là hạn chế, do số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 60% tổng nguồn nhân lực xã hội;, làm tăng sức ép về vệc làm, nhà ở, trường học, bệnh viện, các công trình phúc lợi công cộng và còn làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội khác như ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, tắc nghẽn giao thông…Đồng thời, cùng với quá trình phát triển,số lượng và giá nhân công cũng trở nên khan hiếm và đắt hơn, nhất là thợ bậc cao, các chuyên gia và nhà quản lý giỏi, làm cho chi phí tiền công tăng lên, cao hơn so với các nước mới phát triển KCN. Vì vậy, Chính phủ cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu các KCN và phục vụ cho sự nghiệp CNH,HDH đất nước.

Lợi thế về nguồn tài nguyên cũng giảm dần do quá trình khai thác tương đối dài và kỹ thuật khai thác lạc hậu. Hơn nũa ngày nay do sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ trên thế giới, làm cho các sản phẩm chứa đựng hàm lượng công nghệ cao thay thế dần các sản phẩm có hàm lượng nguyên liệu và lao động cao nên phong phú về tài nguyên thiên nhiên không còn nhiều ý nghĩa như trước nữa.

Sự thay đổi các giá trị của lợi thế so sánh quốc gia, buộc chúng ta phải biết tận dụng thời cơ để sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ mà chúng ta có lợi thế cạnh tranh, bởi nếu chậm trễ thì các lợi thế mà chúng ta đang có sẽ không còn là lợi thế nữa. Muốn vậy, ngay từ bây giờ chúng ta cần phải xác định lại lợi thế so sánh của mình (cả trước mắt và lâu dài ),đề ra chính sách đúng đắn,chuyển hướng sản xuất từ sử dụng nhiều lao động sang nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực trẻ nhằm khai thác lợi thế về tư chất thông minh của con người Việt Nam .

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút FDI vào các Khu công nghiệp ở Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w