Cơ sở lý luận về nguyên lý dạy học TDTT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phát triển thể chất và một số giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình giảng dạy thực hành các môn thể thao cho sinh viên Khoa TDTT Trường Đại học Hải Phòng (Trang 36 - 39)

Cũng theo các nhà khoa học TDTT trong và ngoài nớc nh Nôvicốp, Matveep (1979), Th Kỳ Vĩ, Dơng Tích Nhợng (1991), Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2006), Lu Quang Hiệp (1995) thì hiệu quả cao hay thấp quá trình dạy học thực hành các môn TDTT còn phụ thuộc vào mức độ quán triệt các nguyên tắc dạy học bởi vì các nguyên tắc dạy học là những nguyên lý cơ sở khoa học thực tiễn dùng để xác định những yêu cầu cơ bản về cấu tạo nội dung, phơng pháp và tổ chức quá trình dạy học và GDTCnhằm đạt đợc hiệu quả mong muốn. Đó là nguyên tắc tự giác và tích cực, trực quan, thích hợp và cá biệt hóa, hệ thống và tăng dần yêu cầu. Phần đông chúng trùng tên với các nguyên tắc giáo dục chung đã đợc thừa nhận. Cũng dễ hiểu vì GDTClà một hình thức một mặt của quá trình giáo dục chung. Nhng ở đây, các nguyên tắc chung trên đã đợc cụ thể hóa, bổ sung những đặc điểm riêng.

Những nguyên lý trên là kết quả của sự tổng hợp kinh nghiệm GDTCnhiều năm với những thành tựu nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này, phản ánh những quy luật khách quan, tiêu biểu của quá trình GDTCnói chung, không phụ thuộc vào mong muốn của con ngời. Sự phát triển của thực tiễn và lý luận GDTCgiúp phát hiện đợc những quy luật mới, có thêm những nguyên tắc mới hoặc bổ sung phong phú hơn những nguyên tắc đã có.

- Nguyên tắc tự giác và tích cực.

Tính tích cực của ngời tập TDTT thờng biểu hiện qua hoạt động tự giác gắng sức nhằm hoàn thành những nhiệm vụ học tập - rèn luyện. Nó bắt nguồn từ thái độ học tập tốt, cố gắng nắm đợc những kỹ năng, kỹ xảo vận động cùng hiểu biết liên quan, phát triển các phẩm chất về giáo dục và tinh thần ... nhất định cùng khắc phục những

khó khăn trên con đờng đó. Tính tự lập là một trong những hình thức cao nhất của tính tích cực, biểu hiện qua hoạt động hăng hái để tự giải quyết những nhiệm vụ do kích thích nội tâm của từng ngời tạo nên.

- Nguyên tắc trực quan:

Từ lâu khái niệm "trực quan" trong lý luận và thực tiễn s phạm đã vợt ra ngoài ý nghĩa chân phơng của từ này. Tính trực quan trong dạy học và giáo dục biểu hiện ở việc sử dụng rộng rãi các cảm giác, các thụ cảm của nhiều giác quan, nhờ đó có thể tiếp xúc trực tiếp nhiều mặt với hiện thực xung quanh.

Trong giáo dục thể chất, tính trực quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng, bởi vì hoạt động của ngời tập về cơ bản là mang tính thực hành và có một trong những nhiệm vụ chuyên môn của mình là phát triển toàn diện các cơ quan cảm giác.

- Nguyên tắc thích hợp và cá biệt hóa.

Nguyên tắc này yêu cầu tính đến đặc điểm của ngời tập và mức tác động của những nhiệm vụ học tập đề ra cho họ. Về bản chất, nó thể hiện yêu cầu cần phải tổ chức việc dạy học và giáo dục cho tơng ứng với khả năng của ngời tập, đồng thời có tính đến các đặc điểm lứa tuổi giới tính, trình độ chuẩn bị sơ bộ và cả những khác biệt cá nhân về năng lực thể chất và tinh thần.

Trong giáo dục thể chất, nguyên tắc này đặc biệt quan trọng vì gây tác động mạnh mẽ đến các chức năng quan trọng trong cơ thể sống. Chỉ cần lợng vận động vợt quá mức cơ thể chịu đựng đợc phần nào là đã có thể nảy sinh nguy cơ đối với sức khỏe ngời tập, gây nên hậu quả ngợc lại. Việc tuân thủ đúng mức nguyên tắc này đảm bảo hiệu quả tốt của giáo dục thể chất.

- Nguyên tắc hệ thống.

Nguyên tắc này liên quan đến tính thờng xuyên tập luyện và hệ thống luân phiên lợng vận động với nghỉ ngơi, cũng nh tính tuần tự trong tập luyện và mối quan hệ lẫn nhau giữa các mặt khác nhau trong nội dung luyện tập.

Tính liên tục của quá trình GDTCvà luân phiên hợp lý lợng vận động và nghỉ ngơi. Rõ ràng tập thờng xuyên mang lại hiệu quả tất nhiên lớn hơn tập thất thờng. Ngoài ra tính liên tục bao gồm tất cả các thời kỳ cơ bản trong cuộc sống.

Nó thể hiện xu hớng chung về các yêu cầu đối với ngời tập trong quá trình GDTC qua cách đặt vấn đề và thực hiện từ nhiệm vụ mới ngày càng khó khăn, ở việc tăng từ từ khối lợng và cờng độ vận động liên quan đến các nhiệm vụ đó.

Cần phải thờng xuyên đổi mới nhiệm vụ theo xu thế chung là tăng lợng vận động. Cũng nh bất kỳ một quá trình nào khác, GDTC đều không ngừng vận động, phát triển, đồng thời thay đổi từ buổi tập này sang buổi tập khác từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Tiêu biểu ở đây là tăng độ phức tạp của các bài tập tăng sức mạnh và thời gian tác động của bài tập đó.

- Mối quan hệ lẫn nhau của các nguyên tắc về phơng pháp

Các nguyên tắc GDTC liên hệ chặt chẽ với nhau và có phần trùng nhau. Đó là vì tất cả các nguyên tắc đó phản ánh các mặt riêng lẻ và các quy luật của cùng một quá trình mà bản chất là thống nhất, sự phân tích chỉ có tính chất quy ớc.

Nguyên tắc tự giác và tích cực là tiền đề chung để thực hiện tất cả các nguyên tắc khác của giáo dục thể chất, vì chỉ có thái độ tự giác và tích cực, con ngời mới tiếp thu tốt cho chính mình. Mặt khác, hoạt động tích cực của ngời tập là sự tự giác thật sự và đạt đợc mục đích đã định khi nó kết hợp đợc với các nguyên tắc trực quan, thích hợp, cá biệt hóa, hệ thống ; Hoặc nếu không căn cứ vào các nguyên tắc thích hợp và cá biệt hóa thì không thể xây dựng đợc trình tự hoặc lợng vận động hợp lý. Mặt khác, các giới hạn của tính thích hợp cũng sẽ dần mở rộng nếu thực hiện đợc các nguyên tăc hệ thống và tăng tiến.

Không một nguyên tắc nói trên nào thực hiện đợc đầy đủ, nếu loại trừ hoặc đối lập với các nguyên tắc khác. Có quán triệt thống nhất các nguyên tắc trên mới đạt hiệu quả lớn nhất thực tiễn giáo dục thể chất.

Xu thế đổi mới giáo dục trong những năm gần đây ở nhiều nớc phát triển và đang phát triển có nền thể thao tiên tiến nh: Mỹ, Nhật, Trung Quốc đang sử dụng rộng rãi 6 nguyên tắc sau đây trong giảng dạy TDTT trong trờng học các cấp đó là:

- Nguyên tắc thống nhất giữa tăng cờng sức khỏe với việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện hài hòa của học sinh sinh viên.

- Nguyên tắc thống nhất giữa vai trò chủ đạo của ngời thầy và tính chủ động của học sinh.

- Nguyên tắc thống nhất giữa nắm vững các tri thức, kỹ thuật, kỹ năng cơ bản với phát triển năng lực cơ thể.

- Nguyên tắc thống nhất giữa nâng dần với nêu bật trọng điểm.

- Nguyên tắc thống nhất giữa tính trực quan, tính gợi mở với tính hoạt động [116, tr. 165].

Qua đó ta thấy gần đây các nớc chú trọng nhiều hơn tới việc đảm bảo tính thống nhất giữa ngời dạy và ngời học, thống nhất giữa dạy học với các phơng tiện và điều kiện dạy học, giữa dạy học với mục đích và mục tiêu dạy học làm cho hiệu quả dạy học càng đáp ứng thực tiễn nhu cầu phát triển của xã hội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phát triển thể chất và một số giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình giảng dạy thực hành các môn thể thao cho sinh viên Khoa TDTT Trường Đại học Hải Phòng (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w