Biện pháp pháp lý

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng xả thải và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 90 - 91)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.2Biện pháp pháp lý

- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

- Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

- Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

- Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Căn cứ Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành các quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;

- Căn cứ Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;

Dựa rên các quyết định trên cần ban hành quy chế đối với việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường nêu rõ các vấn đề môi trường và nguyên tắc ứng xử của các bên liên quan, cụ thể bao gồm các cơ quan quản lý, các cộng đồng doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Xây dựng các quy chế, quy định về việc xả thải đối với từng khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, khu dân cư dựa trên đánh giá về khả năng tự làm sạch và tiêu chuẩn cụ thể tại mỗi đoạn trên lưu vực sông. Do sông Ba Lai trên địa bàn huyện trở thành lòng hồ sông cần có biện pháp bảo vệ hợp lý.

Tạo lập cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi nhằm khuyến khích các nguồn vốn đầu tư trong lĩnh vực môi trường. Nghiên cứu xây dựng cơ chế đảm bảo được khả năng lồng ghép các

yêu cầu bảo vệ môi trường vào các kế hoạch, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành.

Huyện cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về nhiệm vụ, chức năng của các cơ quan ban ngành liên quan cũng như các phòng, ban trực thuộc ở các xã nhằm tạo sự liên kết của các đơn vị trong quá trình thực hiện các quyết định, công văn liên quan đến lĩnh vực môi trường được toàn Tỉnh ban hành.

Xây dựng chính sách cơ chế khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia quản lý môi trường tại địa phương, cụ thể như gắn liền với công tác bảo vệ môi trường vào vai trò của các tổ tự quản tại địa phương.

Phòng tài nguyên môi trường cần tăng cường cưỡng chế các cơ sở sản xuất, làng nghề gây ô nhiễm môi trường do nước thải, cụ thể cần thực hiện các biện pháp như sau: Yêu cầu các cơ sở sản xuất, làng nghề, cụm công nghiệp chấm dứt tình trạng xả thải nước thải vào kênh, rạch chung quanh khu vực. Tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Yêu cầu các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng và chưa nghiêm trọng xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng xả thải và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 90 - 91)