6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.3.5 Tình hình cấp thoát nước
♦ Cấp nước
Nguồn nước sinh hoạt cung ứng trên địa bàn Huyện chủ yếu từ nhà máy nước Sơn Đông dẫn về đến các xã phía Bắc và các sông rạch được ngọt hóa, nhất là kênh Cây Da. Huyện hiện có 14 trạm cấp nước cho 12.240 hộ (17.749 người thị trấn và thị tứ, 8.885 người trung tâm xã) và khoảng 37 giếng UNICEF còn sử dụng được. Ngoài ra nhân dân còn sử dụng nước mưa và giếng tầng nông.
Nhìn chung, hiện trạng cấp nước vẫn còn một số khó khăn hạn chế sau:
• Tình trạng nhiễm mặn ở các xã phía Nam hằng năm kéo dài từ 3 đến 6 tháng khiến nạn thiếu nước ngọt trở nên trầm trọng.
• Tình trạng nước mặt thường xuyên bị ô nhiễm khá cao.
• Hộ sử dụng nước sạch toàn Huyện khoảng 74,2%, trong đó nước máy chiếm khoảng 13%, nước giếng sạch 1%, nước mưa 10%.
Thoát nước
Tại thị trấn Giồng Trôm, tuy đã hình thành hình thái đô thị nhưng hiện vẫn chưa có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh; dân cư tại chỗ chủ yếu xây dựng các cống hở hoặc mương nước nhỏ để thoát nước mưa lẩn nước thải và thải trực tiếp ra sông rạch, ao hồ chung quanh, quy cách hệ thống thoát nước không đồng nhất do quá trình xây dựng tự phát.
Tại các cụm điểm dân cư quan trọng đã bắt đầu phát triển hình thái đô thị (Mỹ Thạnh, Phước Long, Thạnh Phú Đông, Lương Quới, Tân Hào), hệ thống thoát nước chủ yếu là các mương nước nhỏ thải ra các mương vườn, kênh thủy lợi, rạch tự nhiên, chủ yếu xây dựng để thoát nước khu vực chợ và khu dân cư quanh chợ. Phần lớn nước mưa trên khu vực dân cư đều chảy tràn.
Nhìn chung, hệ thống thoát nước tại thị trấn và các cụm điểm dân cư lớn hiện trạng rất kém. Trong điều kiện phát triển nhà ở tự phát, một số kênh rạch bị chặn đường tiêu nước gây ngập úng cục bộ trong giai đoạn mưa lớn kết hợp với triều cường và bắt đầu phát sinh các vấn đề về môi trường nước mặt, chủ yếu tại thị trấn Giồng Trôm và các điểm dân cư tập trung. Tại khu vực trung tâm xã thường chỉ xây dựng hệ thống mương nhỏ để thoát nước thải chợ; một số chợ trung tâm xã vẫn chưa hoàn thiện hệ thống thoát nước thải.
Về môi trường nước
Các kết quả phân tích trên sông Ba Lai cho thấy một số nơi trong khu vực bị ô nhiễm vi sinh cao do chất thải chăn nuôi, cầu tiêu ao cá trên sông rạch, chất thải sinh hoạt; tuy nhiên đối với mục đích nuôi trồng thủy sản thì hầu hết các chỉ tiêu nằm trong tiêu chuẩn. Ngoài ra, nguồn nước ngầm đang bị ô nhiễm vi sinh cao gấp 800 lần mức cho phép.
1.2.4 Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và định hướng đến năm 2020
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, giảm dần tỉ trọng nông lâm ngư trong cơ cấu kinh tế còn khoảng 30% vào năm 2020. Lấy kinh tế công nghiệp làm mũi nhọn là bước đột phá về phát triển kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển đàn gia súc; đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi vừa đáp ứng nhu cầu tại chỗ, vừa tạo nguồn hàng cho xuất khẩu.
Định hướng đầu tư cho khu vực nông thôn là hoàn chỉnh điện khí hóa; hoàn chỉnh mạng lưới đường bộ và mạng giao thông thủy, kết hợp với đê kênh thủy lợi, phát triển các đường huyện và giao thông nông thôn, xây dựng cầu kiên cố, đạt giá trị vận tải hàng hóa; phát triển hệ thống cấp nước sạch, công nghệ thông tin, phát triển bưu chính viễn thông; nâng cao thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích; tăng cường
đào tạo tay nghề cho lao động để chuyển sang khu vực công nghiệp và dịch vụ; phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, mạng lưới bảo quản - sơ chế cho công nghiệp.
1.2.4.1 Quy hoạch sản xuất nông nghiệp và kinh tế vùng nông thôn
Đặt trọng tâm phát triển tổng hợp kinh tế vườn, chủ lực là vườn dừa, kết hợp vườn cây ăn trái chuyên canh và vườn cây ăn trái trên nền dừa. Theo cả chiều sâu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, chú trọng hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, tăng cường hàm lượng khoa học - công nghệ trong sản xuất, chủ động đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ.., lẫn chiều rộng đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, tích cực phát triển trồng xen trên nền dừa, kết hợp khai thác nuôi trồng thủy sản mương vườn, chăn nuôi, kết hợp du lịch sinh thái trên các cồn.
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp bình quân 7,8%/năm. Triển khai quy hoạch, tổ chức sản xuất trên cơ sở xây dựng và tập trung phát triển 3 vùng kinh tế của tỉnh; bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng sinh thái, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Vùng nước ngọt, tập trung trồng cây ăn trái, sản xuất cây giống, hoa kiểng. Vùng nước lợ, tập trung trồng dừa, mía, cây có múi, ca cao và cây lúa.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn, tập trung đầu tư thâm canh cây ăn trái, cây dừa và ổn định diện tích lúa. Tiếp tục thâm canh vùng lúa cao sản, chất lượng cao để xuất khẩu, duy trì vùng chuyên canh mía. Chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Tăng cường hệ thống khuyến nông, nâng cao trình độ sản xuất của nông dân. Sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao, xây dựng các vùng sản xuất nông sản tập trung kết hợp với trồng xen, nuôi xen hợp lý; phát triển mạnh mô hình kinh tế trang trại, hình thành những vườn cây chất lượng cao gắn với công nghệ sau thu hoạch và chế biến xuất khẩu.
Với 2 xã Phong Nẫm và Châu Bình đang phát triển kế hoạch xây dựng xã nông thôn mới, tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao năng lực và trình
độ sản xuấ của nông dân. Nhằm nâng cao chất lượng nông nghiệp nông thôn và trong tương lai Phong Mỹ và Châu Hòa cũng phát triển thành xã nông thôn mới.
Bảng 1.2: Dự kiến các chỉ tiêu ngành trồng trọt năm 2010 - 2020
Diện tích/sản lượng 2005 2010 2015 2020
I. Diện tích (ha)
1. Lương thực 12,994 10,037 8,806 8,886
Lúa 12,903 9,920 8,610 8,580
Hoa Màu 91 117 196 306
2. Rau đậu các loại 327 400 550 680
3. Cây CN hàng năm
(mía) 2,957 2,300 1,900 1,500
4. Cây CN lâu năm
(dừa) 10 071 11 950 12 460 13 070
5. Cây ăn trái 5 171 6 000 5 500 5 200
III. Sản lượng (tấn)
1. Lương thực 63.768 51.150 46.870 49.770
Lúa 63.548 50.800 46.080 48.050
Hoa Màu 420 350 790 1.720
2. Rau đậu các loại 2.567 3.160 4.950 8.160
3. Cây CN hàng năm
(mía) 218.226 184.000 180.500 165.000
4. Cây dừa (1000 trái) 71.442 89.630 102.170 117.630
5. Cây ăn trái 48.639 62.734 67.585 75.604
(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Giồng Trôm đến năm 2020) Giá trị sản xuất của ngành theo giá hiện hành đạt 1.134 tỷ đồng năm 2010 và 3.419 tỷ đồng năm 2020, tương đương với giá so sánh 1994 là 511 tỷ đồng năm 2010 và 945 tỷ đồng năm 2020, tăng bình quân 5,4%/năm. Cơ cấu ngành trồng trọt trong giá trị sản xuất nông nghiệp cũng có chuyển đổi, tỷ trọng giá trị ngành từ 76%
năm 2005 giảm còn 66% năm 2020, ổn định dần thế cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi.
Phát triển đàn gia súc, nhất là đàn bò, dê và heo theo hướng tăng nhanh số lượng, năng suất và chất lượng. Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại với quy mô công nghiệp. Đẩy mạnh công tác lai tạo giống vật nuôi nhằm cung ứng giống tốt cho nhân dân; tập huấn kỹ thuật, phòng trừ dịch bệnh; phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Bố trí diện tích canh tác phù hợp để trồng cỏ, phát triển chăn nuôi bò, dê. Phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đảm bảo hiệu quả, ổn định và bền vững. Ưu tiên phát triển nuôi thủy sản để tạo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu, chú trọng công nghệ bảo quản sản phẩm, hệ thống hậu cần dịch vụ, lưu thông hàng hoá tiện lợi, hiệu quả.
Ngoài mục tiêu tăng trưởng nhanh, ngành chăn nuôi còn đặt trọng tâm vào việc cải thiện quy mô và hiệu quả nuôi, nâng cao chất lượng và độ đồng nhất của sản phẩm xuất chuồng, cung ứng giống, đặc biệt là đại gia súc, chú trọng vệ sinh phòng dịch và cải thiện môi trường nuôi... Trong cơ cấu đàn heo năm 2020, quy mô nuôi nông hộ và trại gia đình giảm dần, thay thế bằng quy mô nuôi dạng trại nuôi công nghiệp-bán công nghiệp và trang trại liên hợp chăn nuôi - thức ăn gia súc - trồng trọt với các trang trại nuôi công nghiệp, đảm bảo vệ sinh phòng dịch.
Bảng 1.3: Dự kiến chỉ tiêu phát triển ngành chăn nuôi năm 2010 - 2020
Gia súc/ gia cầm 2005 2010 2015 2020 1. Đàn heo 50 925 66 380 75 080 77 050 2. Đàn trâu bò (con) 13 289 21 550 24 080 26 840 - Trâu (con) 88 20 - Bò (con) 13 201 21 530 24 080 26 840 3. Đàn gia cầm (1000 con) 420 905 938 1 173 Gà 225 588 657 880 Vịt 195 317 281 293 3. GSGC khác Dê (con) 10 337 11 140 12 300 12 930
1.2.4.2. Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy hải sản
Trên địa bàn huyện Giồng Trôm có cả 2 loại thủy vực nuôi trồng thủy sản: nhiễm lợ theo mùa (ven sông Hàm Luông, một phần sông Giồng Trôm) và ngọt hóa (khu vực nội đồng, sông Ba Lai), trong đó có thể phát triển đến trên 650 ha mặt nước nuôi ao hầm và trên 800 ha nuôi mương vườn.
Đối với đánh bắt nội địa (trên sông Hàm Luông và kênh rạch khác), với mục tiêu duy trì và cải thiện nguồn lợi thủy sản tự nhiên hướng tới phát triển bền vững, khả năng khai thác nội địa khó vượt quá 250 kg/ha mặt nước/năm.
- Phương hướng chung phát triển ngành thủy sản đến 2020 như sau:
• Đối với nuôi trồng thủy sản chuyên, mở rộng diện tích nuôi ao hầm trong khu vực thổ cư và bãi bồi, chú trọng phát triển các loại hình nuôi tập trung quy mô trung bình (0,5-2,0 ha/ao) trong đó một phần sẽ chuyển sang phương thức nuôi bán thâm canh - thâm canh; đồng thời tích cực dịch chuyển các ao nuôi cá da trơn thâm canh trong khu vực sông Ba Lai sang khu vực bải bồi và cồn phía Tây Bắc sông Hàm Luông nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường.
• Đối với nuôi trồng thủy sản xen canh, phát triển nhằm khai thác tổng hợp tiềm năng kinh tế vườn trên nền dừa.
Bảng 1.4: Dự kiến các chỉ tiêu phát triển ngành thủy sản năm 2010 - 2020
Diện tích/sản lượng 2005 2010 2015 2020 1. Diện tích mặt nước NTTS (ha) 488 1 176 1 350 1 484 - Đất thủy sản chuyên 49 553 653 663 - Nuôi xen 439 623 697 821 - Nuôi cá 269 949 1 032 1 017 - Nuôi tôm 170 227 318 467
Diện tích nuôi công nghiệp 226 267 271
2. Sản lượng nuôi trồng (Tấn) 1 308 31 978 39 228 41 741
- Cá 1 227 31 630 38 800 41 170
- Tôm 81 348 428 571
Về cơ cấu theo loài, cá chiếm ưu thế (khoảng 630 ha). Về cơ cấu theo mức độ thâm canh, đến năm 2010 có gần 230 ha nuôi bán thâm canh - thâm canh và tăng lên đến khoảng 270 ha năm 2020. Đối tượng nuôi chính là cá da trơn và một ít rô phi dòng gift, các loại cá đồng (rô đồng, sặt rằn...), cá đen chiếm tỷ trọng 20-25%, cá da trơn chiếm 75-80%. Cần chú trọng loại hình nuôi bán thâm canh-thâm canh với tiến độ thích hợp theo khả năng chủ động giống xác nhận, xây dựng kết cấu hạ tầng, cải thiện kỹ thuật nuôi, kiểm soát dịch bệnh và môi trường nước nhằm tạo thế bền vững, ổn định của phương thức nuôi trồng này cũng như từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm và các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo yêu cầu thị trường.
Do toàn bộ hoạt động nuôi trồng thủy sản dời qua bên sông Hàm Luông nhằm bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai, cho tới thời điểm năm 2020 hoạt động nuôi trồng thủy sản ở 4 xã Phong Nẫm, Phong Mỹ, Châu Hòa và Châu Bình không còn có giá trị gia tăng.
1.2.4.3 Quy hoạch và phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Về định hướng chung: công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp huyện Giồng Trôm sẽ đảm nhiệm vai trò phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện để công nghiệp hóa nông nghiệp và đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản sau thu hoạch. Sử dụng công nghệ tiên tiến vào từng địa bàn, từng bước đầu tư chiều sâu thích hợp với trình độ lao động.
Mặt khác, các làng nghề sẽ làm vệ tinh cho các cụm công nghiệp trong và ngoài huyện nhằm sản xuất một số mặt hàng tư liệu phục vụ sản xuất nông ngư nghiệp và hàng tiêu dùng; đồng thời phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp thâm dụng lao động nhằm tạo công ăn việc làm vững chắc cho lao động trong Huyện. Trên cơ sở định hướng nêu trên, huyện lấy công nghiệp chế biến làm trọng tâm cho phát triển công nghiệp, quy mô vừa và nhỏ, gắn với tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.
Theo báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Giồng Trôm đến năm 2020” với mục tiêu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, phấn đấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng bình quân 24%/năm, tạo sự
chuyển biến khá hơn về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm. Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến hàng nông, thủy sản; phấn đấu trang bị công nghệ tiên tiến cho hai ngành chế biến thủy sản và dừa trên cơ sở chuyển giao, ứng dụng các thành tựu khoa học-công nghệ trong và ngoài nước phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương. Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển các ngành hàng có lợi thế về nguồn nguyên liệu. Xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp, xác định sản phẩm chủ lực để tập trung đầu tư khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm tại thị trường nội địa và xuất khẩu.
Bảng 1.5: Dự kiến các chỉ tiêu phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2010 - 2020
Giá trị các ngành công nghiệp 2005 2010 2015 2020
Công nghiệp chế biến
CN khai thác 0,00% 0,16% 0,16% 0,19% CN Lương thực Thực phẩm 59,09% 62,19% 59,33% 56,37% CN Khoáng sản/VLXD 0,00% 0,19% 0,23% 0,23% CN Lâm sản 1,56% 0,40% 0,26% 0,19% CN Cơ khí phục vụ 0,83% 6,90% 15,01% 16,16% CN khác 26,14% 9,15% 7,65% 7,44%
(Nguồn: Quy hoạch tổng thề phát triển KT-XH huyện Giồng Trôm) Phát triển thêm các mặt hàng từ phụ phẩm trái dừa như chỉ xơ dừa, dây thừng, than thiêu kết ... và các sản phẩm thuộc ngành thủ công mỹ nghệ, như dệt thảm, túi xách, giỏ đựng trái cây ..… đáp ứng yêu cầu trong huyện và xuất sang các huyện lân cận, tăng thu nhập cho lao động nhàn nông, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng và mẫu mã tiến đến làm hàng xuất khẩu.
Hoàn chỉnh các hợp tác xã bánh tráng, bánh phồng. Và trên cơ sở các làng nghề sản xuất chiếu, thảm, kềm kéo,... hiện có, khuyến khích hình thành các hợp tác xã, hỗ trợ hướng dẫn đa dạng hóa mặt hàng, cải tiến trang thiết bị, thiết kế mẫu mã, bao bì thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng, tiến đến xuất khẩu.
Tất cả các làng nghề dọc theo bờ sông Ba Lai ở 4 trên được quy hoạch vào cụm công nghiệp Phong Nẫm với diện tích 40ha, được quy hoạch cho đến năm 2020, toàn bộ sẽ đi vảo hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi về kinh tế cho người dân và mục đích chung là bảo vệ môi trường nuớc mặt sông Ba Lai.
1.2.4.4 Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng