6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.4.3 Quy hoạch và phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp
Về định hướng chung: công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp huyện Giồng Trôm sẽ đảm nhiệm vai trò phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện để công nghiệp hóa nông nghiệp và đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản sau thu hoạch. Sử dụng công nghệ tiên tiến vào từng địa bàn, từng bước đầu tư chiều sâu thích hợp với trình độ lao động.
Mặt khác, các làng nghề sẽ làm vệ tinh cho các cụm công nghiệp trong và ngoài huyện nhằm sản xuất một số mặt hàng tư liệu phục vụ sản xuất nông ngư nghiệp và hàng tiêu dùng; đồng thời phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp thâm dụng lao động nhằm tạo công ăn việc làm vững chắc cho lao động trong Huyện. Trên cơ sở định hướng nêu trên, huyện lấy công nghiệp chế biến làm trọng tâm cho phát triển công nghiệp, quy mô vừa và nhỏ, gắn với tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.
Theo báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Giồng Trôm đến năm 2020” với mục tiêu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, phấn đấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng bình quân 24%/năm, tạo sự
chuyển biến khá hơn về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm. Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến hàng nông, thủy sản; phấn đấu trang bị công nghệ tiên tiến cho hai ngành chế biến thủy sản và dừa trên cơ sở chuyển giao, ứng dụng các thành tựu khoa học-công nghệ trong và ngoài nước phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương. Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển các ngành hàng có lợi thế về nguồn nguyên liệu. Xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp, xác định sản phẩm chủ lực để tập trung đầu tư khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm tại thị trường nội địa và xuất khẩu.
Bảng 1.5: Dự kiến các chỉ tiêu phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2010 - 2020
Giá trị các ngành công nghiệp 2005 2010 2015 2020
Công nghiệp chế biến
CN khai thác 0,00% 0,16% 0,16% 0,19% CN Lương thực Thực phẩm 59,09% 62,19% 59,33% 56,37% CN Khoáng sản/VLXD 0,00% 0,19% 0,23% 0,23% CN Lâm sản 1,56% 0,40% 0,26% 0,19% CN Cơ khí phục vụ 0,83% 6,90% 15,01% 16,16% CN khác 26,14% 9,15% 7,65% 7,44%
(Nguồn: Quy hoạch tổng thề phát triển KT-XH huyện Giồng Trôm) Phát triển thêm các mặt hàng từ phụ phẩm trái dừa như chỉ xơ dừa, dây thừng, than thiêu kết ... và các sản phẩm thuộc ngành thủ công mỹ nghệ, như dệt thảm, túi xách, giỏ đựng trái cây ..… đáp ứng yêu cầu trong huyện và xuất sang các huyện lân cận, tăng thu nhập cho lao động nhàn nông, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng và mẫu mã tiến đến làm hàng xuất khẩu.
Hoàn chỉnh các hợp tác xã bánh tráng, bánh phồng. Và trên cơ sở các làng nghề sản xuất chiếu, thảm, kềm kéo,... hiện có, khuyến khích hình thành các hợp tác xã, hỗ trợ hướng dẫn đa dạng hóa mặt hàng, cải tiến trang thiết bị, thiết kế mẫu mã, bao bì thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng, tiến đến xuất khẩu.
Tất cả các làng nghề dọc theo bờ sông Ba Lai ở 4 trên được quy hoạch vào cụm công nghiệp Phong Nẫm với diện tích 40ha, được quy hoạch cho đến năm 2020, toàn bộ sẽ đi vảo hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi về kinh tế cho người dân và mục đích chung là bảo vệ môi trường nuớc mặt sông Ba Lai.