Hiện trạng xả thải nước thải sinh hoạt ở các cụm dân cư

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng xả thải và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 67 - 70)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1Hiện trạng xả thải nước thải sinh hoạt ở các cụm dân cư

Trên thực tế hệ thống xả thải của dân cư trên địa bàn 4 xã còn thô sơ, chưa có hệ thống xử lý và quy hoạch, toàn bộ lượng nước sinh hoạt đều xả thải ra kênh, rạch gần nhà. Bên cạnh đó hiện tượng hố xí cầu cá là một vấn đề đáng quan tâm ở các hộ dân gần các kênh, rạch nội đồng. Theo Báo cáo “Tính toán và dự báo lưu lượng, tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và công nghiệp trên các hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai theo các mốc thời gian 2001, 2010 và 2020,Tp.HCM”, 2001 của Viện Tài Nguyên và Môi Trường – TP.HCM và các báo cáo của Lê Trình, ENTEC.

- Nhu cầu sử dụng nước = số dân (người) x tiêu chuẩn dùng nước (l/ngày đêm).

-Lưu lượng nước thải sinh hoạt = 80% lượng nước cấp.

Trên cơ sở dân số hiện nay theo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020”, kết hợp với tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho khu vực nông thôn theo TCXDVN33:2006, luận văn đã tổng hợp được lượng nước thải sinh hoạt.

Bảng 3.2: Hiện trạng xả thải nước thải sinh hoạt ở 4 xã dọc sông Ba Lai

Xã Phong Nẫm 5.968 60 358 286

Xã Phong Mỹ 5.738 60 344 275

Xã Châu Bình 9.241 60 554 443 (Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện giồng trôm đến năm2020)

Theo quan sát thực tế toàn bộ nước thải sinh hoạt của các hộ dân ven kênh, rạch xả trực tiếp vào kênh, rạch chung quanh nhà, còn đối với những hộ dân trên địa bàn xã không gần kênh, rạch nước thải sinh hoạt sau khi sử dụng được xả trực tiếp vào đất để tự ngấm và tình trạng này chiếm 20% tổng dân số mỗi xã. Với 80% lượng nước thải sinh hoạt được xả trực tiếp vào kênh, rạch và 20% được thải vào đất tự thấm, như vậy ta có được bảng tính toán lượng nước thải sinh hoạt xả thải vào kênh, rạch và đất như sau:

Bảng 3.3 : Tính toán lượng nước thải sinh hoạt xả thải vào kênh, rạch và đất

Xã Phong Nẫm 358 286 229 57

Xã Phong Mỹ 344 275 220 55

Xã Châu Hòa 559 475 380 95

Xã Châu Bình 554 443 354 88

Tải lượng xả thải ở các cụm dân cư ảnh hưởng đến sông Ba Lai.

Hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập đối với các Quốc gia đang phát triển được đưa ra, kết hợp với cách tính toán tương đối đơn giản của Lê Trình – ENEC : Mi=( min max) 2 1000 i i G− +GN × (CT 2.1) Mi : Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày đêm)

Gi : Hệ số phát thải chất ô nhiễm thứ i (g/người/ngày đêm) N : Số dân (người)

Bảng 3.4: Hệ số ô nhiễm do nước thải sinh hoạt đưa vào môi trường (khi chưa xử lý). Chất ô nhiễm Hệ số (g/người.ngày) Chất rắn lơ lửng 70 – 145 BOD5 45 – 54 COD 85 – 102 Tổng N 6 – 12 Tổng P 0,6 – 4,5 (Nguồn: WHO ,1993) Trên cơ sở hệ số ô nhiễm, dân số từng xã và lưu lượng nước xả thải ra kênh, rạch phần trên, tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt khu vực 4 xã xả thải ra sông Ba Lai trên địa bàn huyện được tính toán theo (CT :2.1) ta có bảng 3.5:

Bảng 3.5 : Tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt.

Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)

Chất rắn lơ lửng BOD5 COD Tổng N Tổng P

Phong Nẫm 641,56 295,42 558,01 641,56 53,71

Phong Mỹ 616,84 284,03 536,50 51,64 14,63

Châu Hòa 1.002,44 461,59 871,89 83,93 23,78

Châu Bình 993,41 457,43 864,03 83,17 23,56

Tổng 3.254,24 1.498,46 2.830,43 860,30 115,69

Như vậy, mỗi ngày tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt thải ra kênh, rạch gần nhà sau đó đưa vào sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm khoảng 3.254kg chất thải rắn lơ lửng (SS), 1.498kg BOD5, 2.830kg COD, 860kg tổng N và 115,6kg tổng P.

Trên địa bàn 4 xã hiện tại chưa có khu đô thị, toàn bộ dân cư đều tập trung rải rác trên các kênh, rạch dọc theo đường chính của xã. Và thực tế trên các xã mỗi hộ gia đình đều có mương chứa nước để dẫn nước vào dùng và cũng chính là nguồn tiếp nhận nước thải sau khi sử dụng.

Hình 3.7: Tình hình sử dụng và xả thải nước sinh hoạt của 4 xã.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng xả thải và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 67 - 70)