6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2.3 Biện pháp kinh tế
Công cụ kinh tế là một trong những công cụ quản lý có hiệu quả trong việc quản lý môi trường. Việc sử dụng các công cụ kinh tế - tài chính để huy động nguồn lực toàn xã hội ham gia bảo vệ môi trường (thông qua các công cụ, thuế, phí, các quỹ bảo vệ môi trường…) vừa giúp giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, vừa giúp đạt được các mục tiêu về bảo vệ môi trường với hiệu quả cao hơn trong tương lai.
Phí bảo vệ môi trường.
Thực hiện công cụ kinh tế dựa trên nguyên tắc “ Người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Việc chi trả cho những khoản chi phí này được thực hiện dưới nhiều hình thức như: thuế, phí, ký quỹ bảo vệ môi trường hoặc chi phí cho việc xây dựng, lắp đặt các công trình xử lý chất thải.
Phí môi trường có thể thu trực tiếp từ người gây ô nhiễm hoặc đánh trên sản phẩm. Phí thu trực tiếp có thể dựa vào nguồn gây ô nhiễm như: nước thải, khí thải, chất thải rắn… Phí môi trường đánh vào sản phẩm như: phí đối với xăng dầu, phân bón, các loại hàng hóa trong sản xuấ phát sinh ra các chất gây ô nhiễm môi trường. Khoản phí này là ngân sách địa phương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư bảo vệ môi trường, phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đến môi trường.
Xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Lệ phí hành chính và các lệ phí cần phải trả cho các cơ quan nhà nước vì những dịch vụ đăng ký hoặc do cưỡng chế thi hành. Các cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm về lượng xả thải vượt quá mức cho phép, khai thác trái phép, vi phạm các cam kết bảo vệ môi trường…sẽ có những mức nộp phạt riêng theo Nghị định số 81/2006/NĐ/CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ.