Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý môi trường huyện Giồng Trôm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng xả thải và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 93 - 102)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3.2Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý môi trường huyện Giồng Trôm

Nhu cầu quản lý môi trường ngày càng cao trong quá trình xây dựng và phát triển tỉnh Trà Vinh, đặc biệt là quản lý lưu vực sông.

Trong thực tế, Chi cục Bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng trong tham mưu cho lãnh đạo về công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng bền vững, tuy nhiên lực lượng còn mỏng, năng lực chuyên môn quản lý môi trường còn ít nhiều hạn chế.

Cần thiết phải được đào tạo và nâng cao nghiệp vụ quản lý môi trường đón đầu với những thách thức diễn biến môi trường phức tạp trong thời gian tới cũng như ứng phó với biến đổi khí hậu.

• Các cán bộ lãnh đạo về môi trường cần được trang bị các kiến thức về các bước thiết kế và xây dựng một dự án BVMT bao gồm: phân tích các bên liên quan, phân tích vấn đề, phân tích mục tiêu, xây dựng và lựa trọn phương án và lập ma trận thiết kế dự án.

• Đề ra những chính sách ưu đãi đối với những cán bộ chuyên trách có trình độ sau đại học phù hợp với chuyên môn.

• Hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường về phương diện tổ chức, cơ sở vật chất.

• Lồng ghép nội dung BVMT trong tất cả các quy hoạch phát triển của các ngành và địa phương.

• Xây dựng trình độ chuyên sâu về quản lý môi trường cho các cán bộ quản lý thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn nhằm đáp ứng cho nhu cầu trước mắt và tới năm 2016, hướng đến năm 2020.

• Thường xuyên tổ chức hội thảo, tập huấn để kịp thời bổ sung các thành tựu mới và hướng dẫn các quy định mới của Nhà nước về công tác BVMT, các kiến thức về môi trường… cho cán bộ chuyên trách và kiêm nghiệm.

• Tổ chức tham quan học hỏi các mô hình quản lý môi trường trong các khu công nghiệp, khu đô thị, trang trại… điển hình.

CHƯƠNG V

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Tuyến sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm là một trong những nguồn nước mặt đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và là nguồn sống của người dân trong việc cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất hàng ngày vì vậy việc bảo vệ môi trường nước sông Ba Lai không thể không thực hiện.

Từ kết quả nghiên cứu, luận văn rút ra một số kết luận sau:

Việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của tuyến sông Ba Lai góp phần giúp các cơ quan quản lý môi trường của tỉnh đưa ra biện pháp quản lý nguồn thải,

xác định mức độ xả thải phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ chất lượng nước sông Ba Lai nhằm hướng đến sự phát triển bền vững cho các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Đánh giá tình hình xả thải nước thải ở các cơ sở sản xuất, làng nghề, cụm công nghiệp và cụm dân cư trên địa bàn huyện giồng Trôm vào sông Ba Lai. Qua lần khảo sát thực tế thấy được hiện trạng xả thải thực tế, theo phong tục của nông dân mọi hoạt động đều dựa vào nguồn nước kênh, rạch xung quanh nhà và đây cũng chính là nguồn tiếp nhận. Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước sông Ba Lai cũng như những kênh, rạch xung quanh và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân.

Dựa trên các dự báo về tình hình gia tăng dân số, tăng sản lượng chăn nuôi và trồng trọt ta có được lượng xả thải từ 4 dọc theo bờ sông Ba Lai đó là về dân cư với lượng thải dự báo là 829,4 m3/h, dự báo về nước thải chăn nuôi là 331.250 m3/năm và tải lượng BOD5 từ nước thải chăn nuôi là 1.054 tấn/năm, đối với cụm công nghiệp sẽ có cụm công nghiệp Phong Nẫm với diện tích 40ha thì lượng nước thải dự báo là 1600 m3/ngày.

Qua lần khảo sát thực tế, thấy được hiện trạng xả thải nước thải sinh hoạt hiện nay đã làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước sông Ba Lai cũng như những kênh, rạch xung quanh và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Lưu lượng xả thải và tải lượng ô nhiễm của nước thải sinh hoạt cao hơn so với các nguồn thải hiện tại.

Nguồn ô nhiễm Lượng nước thải (m3/ngày)

Tải lượng ô nhiễm

Chất rắn lơ lửng BOD5 COD

Sinh hoạt 1183 3.254,24 1.498,46 2.830,43

Chăn nuôi 353,32 868,8 871,29 1.252,5

Làng nghề, tiểu

thủ công nghiệp 65,24 14,56 14,36 26,85

Để đảm bảo cho quá trình gia tăng lượng xả thải không ảnh hưởng tới nguồn nước cần đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tình hình ô nhiễm và nâng cao ý

thức trách nhiệm về việc bảo vệ môi trường của người dân vùng nông thôn và có biện pháp xử phạt đối với các cơ sở sản xuất, làng nghề xả thải nước thải không đạt yêu cầu gây ảnh hưởng đến nguồn nước mặt trên địa bàn huyện.

5.2 KIẾN NGHỊ

Do sự hạn chế về thời gian và nguồn số liệu nên luận văn chỉ mới bước đầu nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm. Thực tế để đánh giá đúng khả năng tiếp nhận nước thải còn phải kể đến sự lan truyền ô nhiễm từ thượng nguồn của các tỉnh lân cận vào địa phận sông. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi cần phải có đầy đủ chuỗi số liệu quan trắc chất lượng nước trên diện rộng và các mô hình thủy lực – lan truyền chất trong mạng lưới sông rạch phức tạp. Đây cũng là trở ngại lớn trong việc thực hiện luận văn này – số liệu đo đạc về các tuyến sông thuộc địa bàn huyện chảy ra sông Ba Lai rất ít.

Vì vậy, trong thời gian tới việc xây dựng cơ sở dữ liệu nền về chất lượng môi trường, đo đạc thủy văn tại các con sông và quy hoạch bố trí mạng lưới điểm quan trắc môi trường nước, cần hết sức lưu ý đến vấn đề này. Mạng lưới quan trắc môi trường nước mặt cần chú trọng vào các vị trí trên sông rạch nơi tiếp giáp với các tỉnh thành xung quanh để có cơ sở đánh giá mức độ ảnh hưởng ô nhiễm tại các khu vực tiếp giáp, từ đó có biện pháp xử lý hoặc hợp tác với các địa phương có trách nhiệm liên đới cùng nhau đề ra biện pháp khắc phục, khống chế ô nhiễm theo cấp độ quản lý tổng hợp lưu vực sông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cần tăng cường kiểm soát ô nhiễm do nước thải tại các cơ sở chăn nuôi hộ gia đình và sản xuất nhỏ lẻ, thường xuyên kiểm tra còn nâng cao nhận thức và tuyên truyền các hậu quả do ô nhiễm nguồn nước gây tác hại đến đời sống con người.

Do hạn chế về thời gian, đề tài chưa thực hiện được phân vùng xả thải vào sông Ba Lai trên địa bàn giồng Trôm, dựa trên các số liệu đã có cần có hướng nghiên cứu cho việc phân vùng xả thải ở các đề tài sau để bảo vệ nguồn nước sông Ba Lai một cách hiệu quả và triệt để hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Trình.Báo cáo tổng hợp đề tài “ nghiên cứu phân vùng chất lượng nước TP.Hồ Chí Minh”.

2. Phạm Quốc Khánh. “Ứng dụng chỉ số phân vùng chất lượng nước để đánh giá và phân vùng chất lượng nước sông, kênh, rạch chính trên địa bàn tỉnh Long An”

3. Lâm Thị Thu Oanh. “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của các sông chính trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”

4. Lê Thị Thủy Triều “Điều tra đánh giá phân vùng xả thải nước thải vào nguồn tiếp nhận trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp”

6. Báo cáo kết quả quan trắc và phân tích môi trường tỉnh Bến Tre (lần 1 năm 2009)

7. Báo cáo kết quả quan trắc và phân tích môi trường tỉnh Bến Tre (lần 1năm 2010)

8. Báo cáo kết quả quan trắc và phân tích môi trường tỉnh Bến Tre (lần 2 năm 2010)

9. Báo cáo kết quả quan trắc và phân tích môi trường tỉnh Bến Tre (lần 1 năm 2011)

10. Báo cáo quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội huyện Giồng Trôm. 11. Nguyễn Thế Biên “Nghiên cứu những tác động của hệ thống thủy lợi Bắc

Bến Tre (tên cũ: Hệ thống thủy lợi Ba Lai) đối với môi trường lưu vực và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực diễn biến môi trường trong vùng nhạy cảm của tỉnh Bến Tre”

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRÊN SÔNG TRẠI GIAM CHÂU BÌNH

TT Chỉ tiêu Đơn vị

Kết quả Đầu mùa mưa

2009 Đầu mùa khô 2009 Đầu mùa mưa 2010 Đầu mùa khô 2010 Đầu mùa mưa 2011

1 pH - 7,48 6,7 7,56 6,77 7,5 2 Độ mặn ‰ 0,6 0 0 2,7 3 SS mg/l 33 61 118 100 95 4 Fe mg/l 0,74 2,04 1,5 2,4 1,46 5 Mn mg/l 0,04 0,014 0,007 0,003 6 N-NH4 mg/l 0,39 0,18 1,76 3,092 0,749 7 NO3 mg/l 0,84 0,09 0,604 0,293 0,192 8 BOD5 mgO2/l <3 <3 6 8 4 9 COD mgO2/l 6 4 13 20 9 10 Coliform MNP/100ml 150 210 3000 46000 4600

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG GIỒNG TRÔM CHẢY QUA ĐỊA BÀN HUYỆN

TT Chỉ tiêu Đơn vị

Kết quả Đầu mùa mưa

2009

Đầu mùa khô 2009

Đầu mùa mưa 2010

Đầu mùa khô 2010

Đầu mùa mưa 2011 1 pH - 7,12 6,56 7,78 7 7,06 2 SS mg/l 47 32 92 632,55 3,2 3 Fe mg/l 0,95 1,46 0,56 0,008 0,66 4 Mn mg/l 0,006 0,011 2,55 0,068 5 N-NH4 mg/l 0,18 0,09 1,497 0,311 0,34 6 NO3 mg/l 0,07 0,08 0,181 0,16 0,107 7 BOD5 mgO2/l 8 6 12 18 21 8 COD mgO2/l 12 10 16 31 38 9 Coliform MNP/100ml 430 24000 24000 46000 24000

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả Đầu mùa mưa

2009

Đầu mùa khô 2009

Đầu mùa mưa 2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đầu mùa khô 2010

Đầu mùa mưa 2011 1 pH - 7,25 6,64 7,75 7,5 7,3 2 SS mg/l 20 98 142 103 104 3 Fe mg/l 0,91 1,46 0,89 2,6 1,16 4 Mn mg/l 0,039 0,025 0,014 0,146 5 N-NH4 mg/l 0,48 0,12 1,721 0,078 0,292 6 NO3 mg/l 0,25 0,05 0,677 0,91 0,068 7 BOD5 mgO2/l <3 5 15 9 11 8 COD mgO2/l 5 11 11 25 29 9 Coliform MNP/100ml 24000 24000 15000 24000 24000

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng xả thải và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 93 - 102)