6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.4.1 Quy hoạch sản xuất nông nghiệp và kinh tế vùng nông thôn
Đặt trọng tâm phát triển tổng hợp kinh tế vườn, chủ lực là vườn dừa, kết hợp vườn cây ăn trái chuyên canh và vườn cây ăn trái trên nền dừa. Theo cả chiều sâu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, chú trọng hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, tăng cường hàm lượng khoa học - công nghệ trong sản xuất, chủ động đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ.., lẫn chiều rộng đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, tích cực phát triển trồng xen trên nền dừa, kết hợp khai thác nuôi trồng thủy sản mương vườn, chăn nuôi, kết hợp du lịch sinh thái trên các cồn.
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp bình quân 7,8%/năm. Triển khai quy hoạch, tổ chức sản xuất trên cơ sở xây dựng và tập trung phát triển 3 vùng kinh tế của tỉnh; bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng sinh thái, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Vùng nước ngọt, tập trung trồng cây ăn trái, sản xuất cây giống, hoa kiểng. Vùng nước lợ, tập trung trồng dừa, mía, cây có múi, ca cao và cây lúa.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn, tập trung đầu tư thâm canh cây ăn trái, cây dừa và ổn định diện tích lúa. Tiếp tục thâm canh vùng lúa cao sản, chất lượng cao để xuất khẩu, duy trì vùng chuyên canh mía. Chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Tăng cường hệ thống khuyến nông, nâng cao trình độ sản xuất của nông dân. Sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao, xây dựng các vùng sản xuất nông sản tập trung kết hợp với trồng xen, nuôi xen hợp lý; phát triển mạnh mô hình kinh tế trang trại, hình thành những vườn cây chất lượng cao gắn với công nghệ sau thu hoạch và chế biến xuất khẩu.
Với 2 xã Phong Nẫm và Châu Bình đang phát triển kế hoạch xây dựng xã nông thôn mới, tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao năng lực và trình
độ sản xuấ của nông dân. Nhằm nâng cao chất lượng nông nghiệp nông thôn và trong tương lai Phong Mỹ và Châu Hòa cũng phát triển thành xã nông thôn mới.
Bảng 1.2: Dự kiến các chỉ tiêu ngành trồng trọt năm 2010 - 2020
Diện tích/sản lượng 2005 2010 2015 2020
I. Diện tích (ha)
1. Lương thực 12,994 10,037 8,806 8,886
Lúa 12,903 9,920 8,610 8,580
Hoa Màu 91 117 196 306
2. Rau đậu các loại 327 400 550 680
3. Cây CN hàng năm
(mía) 2,957 2,300 1,900 1,500
4. Cây CN lâu năm
(dừa) 10 071 11 950 12 460 13 070
5. Cây ăn trái 5 171 6 000 5 500 5 200
III. Sản lượng (tấn)
1. Lương thực 63.768 51.150 46.870 49.770
Lúa 63.548 50.800 46.080 48.050
Hoa Màu 420 350 790 1.720
2. Rau đậu các loại 2.567 3.160 4.950 8.160
3. Cây CN hàng năm
(mía) 218.226 184.000 180.500 165.000
4. Cây dừa (1000 trái) 71.442 89.630 102.170 117.630
5. Cây ăn trái 48.639 62.734 67.585 75.604
(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Giồng Trôm đến năm 2020) Giá trị sản xuất của ngành theo giá hiện hành đạt 1.134 tỷ đồng năm 2010 và 3.419 tỷ đồng năm 2020, tương đương với giá so sánh 1994 là 511 tỷ đồng năm 2010 và 945 tỷ đồng năm 2020, tăng bình quân 5,4%/năm. Cơ cấu ngành trồng trọt trong giá trị sản xuất nông nghiệp cũng có chuyển đổi, tỷ trọng giá trị ngành từ 76%
năm 2005 giảm còn 66% năm 2020, ổn định dần thế cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi.
Phát triển đàn gia súc, nhất là đàn bò, dê và heo theo hướng tăng nhanh số lượng, năng suất và chất lượng. Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại với quy mô công nghiệp. Đẩy mạnh công tác lai tạo giống vật nuôi nhằm cung ứng giống tốt cho nhân dân; tập huấn kỹ thuật, phòng trừ dịch bệnh; phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Bố trí diện tích canh tác phù hợp để trồng cỏ, phát triển chăn nuôi bò, dê. Phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đảm bảo hiệu quả, ổn định và bền vững. Ưu tiên phát triển nuôi thủy sản để tạo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu, chú trọng công nghệ bảo quản sản phẩm, hệ thống hậu cần dịch vụ, lưu thông hàng hoá tiện lợi, hiệu quả.
Ngoài mục tiêu tăng trưởng nhanh, ngành chăn nuôi còn đặt trọng tâm vào việc cải thiện quy mô và hiệu quả nuôi, nâng cao chất lượng và độ đồng nhất của sản phẩm xuất chuồng, cung ứng giống, đặc biệt là đại gia súc, chú trọng vệ sinh phòng dịch và cải thiện môi trường nuôi... Trong cơ cấu đàn heo năm 2020, quy mô nuôi nông hộ và trại gia đình giảm dần, thay thế bằng quy mô nuôi dạng trại nuôi công nghiệp-bán công nghiệp và trang trại liên hợp chăn nuôi - thức ăn gia súc - trồng trọt với các trang trại nuôi công nghiệp, đảm bảo vệ sinh phòng dịch.
Bảng 1.3: Dự kiến chỉ tiêu phát triển ngành chăn nuôi năm 2010 - 2020
Gia súc/ gia cầm 2005 2010 2015 2020 1. Đàn heo 50 925 66 380 75 080 77 050 2. Đàn trâu bò (con) 13 289 21 550 24 080 26 840 - Trâu (con) 88 20 - Bò (con) 13 201 21 530 24 080 26 840 3. Đàn gia cầm (1000 con) 420 905 938 1 173 Gà 225 588 657 880 Vịt 195 317 281 293 3. GSGC khác Dê (con) 10 337 11 140 12 300 12 930