6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Dự báo lượng xả thải nước thải vào sông Ba Lai trên địa bàn huyện đến năm
Nhằm phục vụ cho công tác dự báo tình hình xả thải nước thải trên địa bàn Huyện Giồng Trôm đến năm 2020, tác giả tiến hành thu thập các tài liệu và văn bản pháp luật có liên quan đến luận văn bao gồm như sau:
- Dự báo phát triển dân số trên địa bàn huyện; - Quy hoạch phát triển cụm dân cư;
- Quy hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện; - Quy hoạch phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản;
- Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; - Kế hoạch xây dựng các công trình công cộng trên địa bàn.
Nhưng việc quản lý, kiểm soát các nguồn xả thải hiện nay gặp nhiều khó khăn do thông tin về các nguồn xả thải chưa được thống kê, cập nhật đầy đủ. Trong tương lai, để bảo vệ môi trường được một cách toàn diện thì vấn đề môi trường cần được dự báo và tính toán để ngăn chặn kịp thời tránh gây tổn thất về kinh tế cũng như môi trường trong tương lai.
3.3.1 Dự báo tải lượng xả thải ở cụm dân cư trên địa bàn huyện
Tại các trung tâm xã và các cụm dân cư nông thôn, từng bước thay các mương thoát nước bằng hệ thống cống tròn, với quy cách thích hợp theo từng lưu vực thu nước; đồng thời tiến hành xây dựng hệ thống cống trên khu vực chưa có hệ thống thoát nước kết hợp với nạo vét các kênh rạch, các đường thoát nước chính.
Đối với các thị tứ và các trung tâm xã, các cụm dân cư lớn, trước mắt vẫn giữ chung 2 hệ thống (thoát nước mưa và thoát nước thải), tuy nhiên, cần dự trù quỹ đất để xây dựng giếng tách tràn, hệ thống thu nước thải tập trung, hồ xử lý sinh học nhằm có thể tách, thu gom và xử lý nước thải sau năm 2015 trong điều kiện có nhiều thuận lợi hoặc có nhu cầu bức thiết.
Theo TCXDVN 33:2006 dự báo nhu cầu cấp nước cho dân cư khu vực nông thôn là 100 lít/người/ngày.đêm. Theo dự báo trên ta có được dự báo lượng nước thải của khu vực nông thôn như bản sau.
Bảng 3.16: Dự báo tình hình xả thải nước thải sinh hoạt đến năm 2020. Huyện _Giồng Trôm
Xã Dân số Tiêu chuẩn cấp nước (l/ngày đêm) Nhu cầu dùng nước (m3/ngày) Lượng nước thải (m3/ngày) Xã Phong Nẫm 6.790 100 679 543,2 Xã Phong Mỹ 6.529 100 652,9 522,32 Xã Châu Hòa 10.610 100 1.061 848,8 Xã Châu Bình 10.515 100 1.051 840,8
(Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội huyện Giồng Trôm đến năm2020) Với 80% lượng nước thải sinh hoạt được xả trực tiếp vào kênh, rạch và 20% được thải vào đất tự thấm, như vậy ta có được bảng tính toán lượng nước thải sinh hoạt xả thải vào kênh, rạch và đất như sau :
Bảng 3.17 :Dự toán lượng nước thải sinh hoạt xả thải vào kênh, rạch và đất
Xã Phong Nẫm 679 543,2 434,56 108,64
Xã Phong Mỹ 652,9 522,32 417,8 104,46
Xã Châu Hòa 1.061 848,8 679,04 169,76
Xã Châu Bình 1.051 840,8 672,64 168,16
Trên cơ sở hệ số ô nhiễm, dân số từng xã và lưu lượng nước xả thải ra kênh, rạch tới năm 2020 ở phần trên, dự báo tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt khu vực xả thải ra sông Ba Lai đến năm 2020 trên địa bàn huyện được tính toán trong bảng 3.18 :
Bảng 3.18: Dự báo tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt đến năm 2020. Huyện Giồng
Trôm Xã
Thông số ô nhiễm (kg/ngày)
Chất rắn lơ
Phong Nẫm 729,925 336,11 634,87 729,93 61,11
Phong Mỹ 701,87 323,19 610,46 58,76 16,65
Châu Hòa 1.140,58 525,20 992,04 95,49 27,06
Châu Bình 1.130,36 520,49 983,15 94,64 26,81
Tổng 3.702,73 1.704,98 3.220,51 978,81 131,63
Như vậy, mỗi ngày tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt thải ra kênh, rạch gần nhà sau đó đưa vào sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm tính đến năm 2020 có khoảng 3.702kg chất thải rắn lơ lửng (SS), 1.705kg BOD5, 3.220kg COD, 978,81kg tổng N và 131,6kg tổng P. Có thể xem tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt gây ra chiếm số lượng lớn so với các hoạt động khác.