Hoạt động bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng xả thải và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 40 - 42)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.4.5Hoạt động bảo vệ môi trường

Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường bảo đảm cho mọi người dân đều được sống trong môi trường trong sạch và lành mạnh. Nghiên cứu, điều tra cơ bản về các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên... phục vụ yêu cầu khai thác và sử dụng tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước, cát sông, hệ sinh thái rừng.

Tổ chức quản lý tài nguyên nước, bảo vệ, khai thác, sử dụng bền vững nguồn nước mặt và nước ngầm. Phấn đấu đến năm 2010, đưa 100% nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, đơn vị sản xuất -kinh doanh vào diện quản lý môi trường; khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, từng bước thực hiện di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi Thị xã, thị trấn, 100% hộ dân thành thị và 80% hộ dân nông thôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh; 80% hộ dân có đủ nước sạch để sử dụng. Cơ bản hoàn thành việc cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải ở khu vực nội ô Thị xã, Thị trấn.

- Giải quyết dứt điểm tình trạng suy thoái môi trường do các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ra như:

• Ngăn chặn tận gốc việc gây ô nhiễm môi trường nhất là môi trường nước do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.

• Chặn đứng suy thoái môi trường đất, bảo tồn đa dạng sinh học đất liền.

• Đưa diện tích phủ xanh đất, nước lên đạt mức an toàn sinh thái, bảo đảm diện tích cây xanh trên đầu người.

• Đảm bảo môi trường lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi của mọi người đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường đối với các chỉ tiêu cơ bản.

• Duy trì việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường sâu rộng trên tất cả các đối tượng kể cả người dân trên toàn địa bàn huyện.

Để thực hiện các mục tiêu trên, cần chấm dứt nạn đổ rác và xả nước thải chưa qua xử lý vào sông, rạch, kênh, mương, ao, hồ; hỗ trợ quy hoạch xây dựng bãi

rác tập trung; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi phải đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải; kiểm soát môi trường nuôi trồng thủy sản công nghiệp khu vực ven sông và bãi bồi; kiểm tra thu gom và xử lý 100% chất thải công nghiệp và chất thải y tế; hạn chế việc sử dụng hóa chất trong canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; nghiêm cấm việc khai thác thủy sản bằng các phương tiện hủy diệt như; kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp khai thác cát trái phép; triển khai và thực hiện nghiêm Luật bảo vệ môi trường và các văn bản pháp quy. Các giải pháp đề xuất bao gồm các lãnh vưc giáo dục nâng cao nhận thức, xây dựng cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường, kế hoạch hóa và cân đối các nguồn lực bảo vệ môi trường, tăng cường quản lý nhà nước; điều tra, nghiên cứu về tài nguyên và môi trường và xây dựng các công cụ kinh tế.

CHƯƠNG II

TÌNH HÌNH KHAI THÁC NGUỒN NƯỚC VÀ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM 2.1 Tình hình sử dụng nguồn nước mặt sông Ba Lai trên đại bàn huyện Giồng Trôm

Sông Ba Lai ngày nay đã được ngọt hóa, lượng nước ngọt dồi dào do cống đập Ba Lai đi vào hoạt động đã ngăn mặn. Với lượng nước ngọt dồi dào thuận lợi cho sinh hoạt, trồng trọt và tưới tiêu được người dân nơi đây tận dụng triệt để, tuy nhiên hoạt động nuôi trồng thủy hải sản không thuận lợi đối với người dân sống ở khu vực ven sông như trước đây.

Giồng Trôm có 4 xã tiếp giáp với sông Ba Lai là: Phong Nẫm, Phong Mỹ, Châu Hòa, Châu Bình với chiều dài đoạn sông tiếp giáp khoảng 28km sử dụng nguồn nước chủ yếu từ sông Ba Lai để phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất, chăn nuôi và trồng trọt. Là một huyện đang dần phát triển, nhưng dân cư và các cụm công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp vẫn chủ yếu tập trung dọc theo các tuyến

kênh, rạch nội đồng để thuận tiện cho việc sinh hoạt cũng như sản xuất, chăn nuôi và tưới tiêu phục vụ nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng xả thải và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 40 - 42)