Xây dựng, giao thông và giao thông thủy

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng xả thải và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 29 - 31)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.3.4Xây dựng, giao thông và giao thông thủy

- Về xây dựng:

Trên địa bàn Giồng Trôm hiện có Công ty TNHH Vĩnh Hưng và các DNTN Thái Nguyên, Thành Phát, Dũng Nhạn, Năm Nu, Thái Uyên thường phối hợp hoạt động với Công ty của Tỉnh như Công ty xây dựng 225, Công ty khai thác công trình thủy nông thực hiện các công trình xây dựng trên địa bàn, với tổng số lao động sử dụng là 1.332 người, chiếm tỷ lệ 1,2% lao động tham gia các ngành kinh tế. Do trình độ lao động có chuyên môn khá, chất lượng thi công công trình xây dựng ngày càng được nâng cao.

Đối tượng của ngành chủ yếu là xây dựng mới cũng như chỉnh trang nhà ở, các cơ quan công quyền, các công trình công nghiệp thương mại dịch vụ và các công trình phúc lợi công cộng. Các công trình xây dựng của huyện Giồng Trôm hầu hết tập trung tại trung tâm thị trấn và các trung tâm xã. Về nhà ở, khuynh hướng xây dựng hiện nay là phát triển theo hướng nhà kiên cố có chất lượng sử dụng lâu dài với nhiều kiểu dáng, màu sắc khác nhau. Nhà ở đô thị phần lớn là nhà kiên cố độc lập, bán kiên cố. Ngoại trừ khu phố thị, đa số xây dựng tự phát, không theo một kiểu kiến trúc nhất định, thường dùng để ở và giao dịch buôn bán. Nhà ở nông thôn thường có kiến trúc 3 hoặc 2 gian. Nhà tạm hiện giảm dần.

- Về giao thông bộ:

Nếu tính cả đường nông thôn xã ấp, toàn huyện có khoảng 949 km đường, mật độ 3,0 km/km2, thuộc vào loại cao. Tuy nhiên, phần lớn mặt đường đều hẹp (bình quân rộng 3,3 m, trong đó hầu hết đường nông thôn có chiều rộng dưới 2,5m), chỉ có giá trị giao thông và không hữu dụng lắm về phương diện vận tải.

Về chất lượng giao thông, chỉ có 25% chiều dài các tuyến đường chính đường được trải nhựa hoặc bê tông, còn lại được trải sỏi đỏ. Hệ thống đường nội thị tại thị trấn Giồng Trôm về cơ bản vẫn chưa định tuyến hoàn toàn, chủ yếu là sử dụng các tuyến đường tỉnh, đường huyện đi qua thị trấn.

- Về giao thông thủy:

Luông, sông Bến Tre) và có 1 sông nội địa lớn (sông Giồng Trôm). Tuy nhiên do phần lớn địa bàn đang khép kín vùng ngăn mặn, mạng lưới giao thông thủy nội huyện chủ yếu chỉ phát triển tại địa bàn giữa ĐT.885 và ĐT.887.

Nhìn chung, giao thông thủy huyện Giồng Trôm tương đối phát triển, đặc biệt là khu vực phía Nam tập trung ở các xã Phong Nẫm, Phong Mỹ, Châu Hòa, Châu Bình. Tuy nhiên, mạng lưới đường thủy còn các hạn chế như: các tuyến giao thông thủy chỉ được sử dụng khai thác dưới dạng tự nhiên và chưa được quy hoạch, khai thông luồng lạch; việc quản lý luồng lạch, bến bãi phần lớn còn mang tính tự phát.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng xả thải và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 29 - 31)