Hiện trạng xả thải ở các cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng xả thải và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 70 - 73)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.2 Hiện trạng xả thải ở các cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề

Ở trên địa bàn 4 xã không có cụm công nghiệp với quy mô lớn, đa số là những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ với sản lượng cũng khá cao, nhưng hiện tại các cơ sở này chưa có hệ thống xử lý nước thải chỉ có một vài cơ sở sản xuất than thiêu kết, sản xuất hủ tíu có hệ thống xử lý đơn giản, còn lại những cơ sở khác như sản xuất cơm dừa, sản xuất thạch dừa không được xử lý trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận là kênh, rạch, sông gần nhà đưa thẳng vào nguồn tiếp nhận chính là sông Ba Lai.

Theo báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Giồng Trôm đến năm 2020”, mỗi cơ sở sản xuất ghi rõ thông tin xả thải của cơ sở, dựa vào đó có bảng 2.5.

Bảng 3.6: Hiện trạng xả thải ở các cơ sở sản xuất trên địa bàn 4 xã giáp sông Ba Lai

Ngành nghề

hoạt động Quy mô tổng 4 xã(tấn hàng hóa/tháng)

Lượng nước sử

dụng (m3/tháng) Lượng nước thải (m3/tháng)

Sản xuất than thiêu kết 337 2.284 1.827

Sản xuất thạch dừa 30 60 48

Sản xuất sợi hủ tíu 20 80 64

Sx kẹo dừa 10 0,67 0,536

(Nguồn: Tình hình sản xuất của tỉnh Bến Tre,2011.) Nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải của cụm công nghiệp được tham khảo từ kết quả điều tra thực tế một số cụm công nghiệp, làng nghề đang hoạt động tại Việt Nam được đưa ra trong bảng sau :

Bảng 3.7 : Nồng độ trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải từ các cụm công nghiệp, làng nghề (chưa xử lý).

Thông số Nồng độ trung bình (mg/l)

Chất rắn lơ lửng 222

BOD5 137

COD 319

(Nguồn: VITTEP,1995)

Bảng 3.8 : Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất thực phẩm.

Thông số Nồng độ ô nhiễm (mg/l) Cơ sở sản xuất kẹo dừa Cơ sở sản xuất thạch dừa Sản xuất sợi hủ tíu BOD5 5.350 – 8.500 2.000 – 3.000 309 COD 8.625 – 13.875 2.500 – 3.500 460 Tổng N 40 - 60 60 – 80 6,9 Tổng P 3,4 – 4,2 70 - 90 2,2

(Nguồn: Viện Môi trường-Tài nguyên,TP,HCM) Từ các thông số trên, ước tính được tải lượng ô nhiễm trong nước thải ở cụm công nghiệp, các làng nghề và cơ sở sản xuất dựa theo công thức (CT :2.2).

Tải lượng = nồng độ trung bình x lưu lượng / 1000 ( CT: 2.2)

Bảng 3.9: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải ở cụm công nghiệp làng nghề

Ngành nghề

hoạt động nước thải Lượng (m3/ngày)

Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)

SS BOD5 COD Tổng N Tổng P

Sản xuất than thiêu

kết 60,90 13,52 8,34 19,43

Sản xuất thạch dừa 1,60 0,22 4,00 4,80 0,08 3,36

Hủ tíu 2,20 0,70 0,68 1,01 0,01518 0,005

Sx cơm dừa 0,54 0,12 1,34 1,61 0,0268 0,0021

Tổng 65,24 14,56 14,36 26,85 0,12198 3,366

Như vậy, mỗi ngày tải lượng ô nhiễm do nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các cơ sở sản xuất, làng nghề thải vào sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm khoảng 14,56kg chất thải rắn lơ lửng (SS), 14,36BOD5 và 26,75kg COD, 0,12kg tổng N và 3,366kg tổng P. Như vậy hàm lượng chất ô nhiễm trong hoạt động sản xuất không cao bằng tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt thải ra.

Hình 3.8: Tình hình xả thải ở 1 cơ sở sản xuất cơm dừa ở xã Phong Mỹ.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng xả thải và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w