Tác động đến môi trường do nước thải

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng xả thải và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 83 - 85)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4Tác động đến môi trường do nước thải

Nước thải sinh hoạt và sản xuất của các cơ sở sản xuất phần lớn không được xử lý được xả thải vào nguồn tiếp nhận hoặc tự thấm gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước ngầm, nước mặt hệ thủy sinh và môi trường văn hóa – xã hội của huyện.

Các chất ô nhiễm xả vào kênh, rạch nội đồng trên địa bàn góp phần làm ô nhiễm nguồn nước sông Ba Lai, gây tác động lên quá trình trao đổi chất của các

thủy sinh, gây bệnh hoặc tử vong các thủy sinh, đồng thời làm biến đổi cơ cấu hệ thủy sinh, làm giảm các loài thủy sinh có lợi gia tăng các loài thủy sinh gây hại.

Ô nhiễm môi trường do nước thải không những gây mất mỹ quan khu vực dân cư, còn làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gây tổn thất về kinh tế như :

• Làm tăng chi phí cấp nước : Sự suy giảm trữ lượng nguồn nước mặt làm nguồn nước cấp làm cho nguồn nước ngày càng cạn kiệt. Mặt khác sự suy giảm chất lượng nguồn nước mặt sẽ làm tăng chi phí xử lý nước và làm tăng chi phí cấp nước.

• Tổn thất do mất nguồn lợi thủy sản : Sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm trước đây cung cấp cho người dân một nguồn lợi về thủy sản đáng kể. Nhưng ngày nay do nguồn nước bị ngọt hóa, nguồn nước cần bảo vệ tránh ô nhiễm chính vì vậy nguồn lợi thủy sản bị giảm đi.

• Tổn thất trong nông nghiệp: Do được ngọt hóa nguồn nước sông Ba Lai trên địa bàn huyện phục vụ đắc lực trong trồng trọt nông nghiệp, làm gia tăng sản lượng. Nhu cầu cung cấp nước càng nhiều nhưng do lượng hóa chất thuốc bảo vệ thực vật dư thừa nên ảnh hưởng đến nguồn nước mặt ở khu vực trên địa bàn huyện. Thời gian lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước , tăng nguy cơ nhiễm bệnh ở cây trồng, làm mất năng suất và nhiễm độc nông sản.

CHƯƠNG IV

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM

Để nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải cuả sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm có ý nghĩa thiết thực và chính xác cao hơn cũng như giúp cho các nhà quản lý môi trường huyện quản lý, kiểm soát ô nhiễm và quy hoạch sử dụng hợp lý nguồn nước mặt dễ dàng hơn thì có các đề xuất sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng xả thải và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 83 - 85)