Diễn biến chất lượng nước mặt trên sông Ba Lai

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng xả thải và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 44 - 50)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1.1Diễn biến chất lượng nước mặt trên sông Ba Lai

Trong các lần quan trắc vào đầu mùa mưa 2009, đầu mùa khô 2009, đầu mùa mưa 2010, đầu mùa khô 2010 và đầu mùa mưa 2011, tiến hành phân tích chất lượng nước mặt trên sông Ba Lai tại xã Châu Bình với ký hiệu mẫu là: NM-11.

Bảng 2.2: Vị trí thu mẫu nước mặt.

TT KHM Địa điểm lấy mẫu Tọa độ

Kinh độ Vĩ độ

1 NM-11 Xã Châu Bình 106034’35,6 10011’05,8 Giồng Trôm Ngày lấy mẫu: Đầu mùa mưa 2009: 08/04/2009

Đầu mùa khô 2009:02/11/2009 Đầu mùa mưa 2010: 10/04/2010 Đầu mùa khô 2010: 23/11/2010 Đầu mùa mưa 2011: 18 – 25/4/2011

(Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc và phân tích môi trường tỉnh Bến Tre.) Thông số pH: theo kết quả phân tích, giá trị pH đầu mùa khô 2009, đầu mùa mưa 2009, đầu mùa khô 2010, đầu mùa mưa 2010 đểu nằm trong giới hạn cho phép QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (6,0 – 8,5), giá trị pH tại các điểm quan trắc dao động từ 6,7 – 7,5

Hình 2.1: Biểu diễn thông số pH chất lượng nước mặt

Thông số chất rắn lơ lửng: Theo kết quả phân tích, giá trị thông số SS vào đầu mùa khô 2009, đầu mùa mưa 2009, đầu mùa khô 2010, đầu mùa mưa 2010 và đầu mùa mưa 2011 giá trị SS tăng hay giảm đều vượt giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 là 30 mg/l.

Hình 2.2: Biểu diễn thông số SS chất lượng nước mặt.

Thông số sắt: Gía trị thông số sắt vào đầu mùa khô 2009, đầu mùa khô 2010, đầu mùa mưa 2010 và đầu mùa mưa 2011 đều vượt giới hạn cho phép dao động từ 0,37 – 4,14mg/l . Riêng lần quan trắc đầu mùa mưa 2009 là không vượt giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (1mg/l).

Hình 2.3: Biểu diễn thông số Fe chất lượng nước mặt.

Thông số Mangan: Theo kết quả phân tích, giá trị thông số Mn vào đầu mùa khô 2009 đạt giá trị cao nhất, vào đầu mùa mưa 2010 và đầu mùa khô 2010 đều

giảm, nhưng lần quan trắc vào mùa mưa 2011 không phát hiện Mangan trong mẫu nước phân tích.

Hình 2.4: Biểu diễn thông số Mn trong chất lượng nước mặt.

Thông số Amoni: Theo kết quả phân tích, giá trị thông số NH4+ kết quả đầu mùa khô 2009 đạt chuẩn cho phép, và kết quả các lần quan trắc vào đầu mùa mưa 2009, đầu mùa mưa 2010, đầu mùa khô 2010 và đầu mùa mưa 2011 đều vượt giá trị cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (0,2mg/l).

Thông số Nitrat: Giá trị thông số NO3- theo kết quả trắc vào mỗi lần quan trắc đều thấp hơn giá trị cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (5mg/l) rất nhiều.

Hình 2.6: Biểu diễn thông số NO3- trong chất lượng nước mặt.

Thông số BOD5: Theo kết quả phân tích, vào đầu mùa mưa 2009 giá trị BOD5 không vượ giới hạn cho phép, nhưng vào đầu mùa khô 2009, đầu mùa mưa 2010, đầu mùa kho 2010 đều vượt giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (6mgO2/l).

Thông số COD: Theo kết quả phân tích, giá trị COD tăng giảm vào không đồng đều nhưng vào đầu mùa khô 2010 vượt giá trị giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (15mgO2/l), vào đầu mùa mưa 2009, đầu mùa khô 2009, đầu mùa mưa 2010, vàđầu mùa mưa 2011 đều trong giới hạn cho phép.

Hình 2.8: Biểu đổ biểu diễn thông số COD trong chất lượng nước mặt.

Thông số Coliform: Theo kết quả phân tích, giá trị thông số Coliform có biên độ dao động lớn, vào đầu mùa khô 2010 giá trị Coliform tăng cao hơn giá trị cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (5.000MNP/100ml). Còn vào các lần quan trắc vào đầu mùa khô 2009, đầu mùa mưa 2009, đầu mùa mưa 2010 và đầu mùa mưa 2011 đều thấp hơn giá trị cho phép. Hàm lượng Coliform trong nước cao làm ảnh hưởng đến sứa khỏe của người dân khi sử dụng nguồn nước.

Hình 2.9: Biểu diễn thông số Coliform trong chất lượng nước mặt.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng xả thải và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 44 - 50)