Nhiễm do hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng xả thải và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 63 - 65)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.2.3nhiễm do hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi

Môi trường nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện đang chịu sức ép ô nhiễm ngày càng lớn từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi, không đúng kỹ thuật, gây ô nhiễm môi trường nước, đất. Bên cạnh đó, việc lạm dụng phân bón hóa học nhằm nâng cao năng suất cây trồng cũng đã để lại một lượng tồn dư trong đất khá lớn. Hoạt động trồng trọt trong những năm gần đây có sản lượng cây trồng gia tăng và các loại hóa chất bảo vệ thực và các loại phân bón hóa học được sử dụng ngày càng giảm. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng tùy tiện vẫn còn khá phổ biến. Nếu tình trạng này không khắc phục được, không tuân thủ theo yêu cầu kỹ thuật canh tác như hiện nay sẽ gây ảnh hưởng lớn tới môi trường.

Nguồn nước ở vùng nông nghiệp không những ô nhiễm hữu cơ do phân bón, nước thải sinh hoạt mà còn do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Hiện nay trên địa bàn

tỉnh, việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật còn chưa được tốt, không kiểm soát được các loại thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục nên xảy ra tình trạng sử dụng bừa bãi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và nhất là môi trường nước. Ngoài ra, phần lớn các loại chai, lọ chứa đựng thuốc trừ sâu, TBVT sau khi sử dụng người dân thải bỏ trực tiếp ra môi trường mà không có biện pháp xử lý loại chất thải độc hại này, nhất là thải ra các kênh rạch gần nhà, việc này làm pha loãng lượng thuốc trừ sâu, TBVTV còn sót lại vào nguồn nước gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng sống của các loài sống rong nước, giảm tính đa dạng sinh học, và đại bộ phận người dân trện địa bàn huyện ở các vùng gần kêng rạch sử dụng nguồn nước này để sinh hoạt, như vậy nguồn nước mang các chất độc hại sẽ tác động đến sức khỏe của người dân, gây các bệnh về da, đường ruột…

Hoạt động chăn nuôi rất phổ biến trong các hộ gia đình ở khu vực nông thôn, nó mang lại lợi ích và cải thiện kinh tế cho người dân. Tuy nhiên hiện nay, việc chăn nuôi ở đại bàn Huyện gây ra nhiều vấn đề vệ sinh môi trường, do nước thải từ quá trình chăn nuôi chứa nhiều chất ô nhiễm và vi trùng gây bệnh chưa được quan tâm đúng mức. Khả năng lan truyền các chất ô nhiễm trong môi trường nước nhanh và rộng hơn so với môi trường đất, môi trường khí. Lượng chất thải này tuy đã được khuyến khích xử lý bằng biogas nhưng do ý thức người dân thấp, khả năng đầu tư cho chăn nuôi của Huyện còn hạn chế nên hiệu quả không cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng xả thải và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 63 - 65)