6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.2 Nhận xét chung
Nhìn chung chất lượng nước mặt trên đại bàn huyện biến thiên theo mùa rõ rệt. Mùa khô, hàm lượng các chất hòa tan trong nước khá cao, mùa lũ có hàm lượng thấp hơn. Có dấu hiệu ô nhiễm ở các chỉ tiêu khảo sát và qua diễn biến chất lượng nước sông và nước kênh, rạch nội đồng (2009 – 2011) trong đó có những chỉ tiêu đáng lưu ý là :pH, Fe, SS, Coliform và dầu mỡ. Chất lượng nước sông cần quan tâm các chỉ tiêu Fe,N-NH4,BOD5, COD và Coliform các chỉ tiêu này vào các lần quan trắc gần đây đều vượt tiêu chuẩn cho phép của QCVN08 :2008
Qua 5 lần lấy mẫu, kết quả ô nhiễm đều tập trung vào mùa mưa do hệ thống, kênh, rạch nhỏ nhưng tập trung chù yếu là hoạt động nôngn ghiệp như : trồng trọt, chă nuôi, …tất cả nguồn thải đểu tập trung ra các kênh, rạch nội đồng gây ô nhiễm nguồn nước sông Ba Lai trên đại bàn huyện. Mặt khác do người dân lên luống trồng dừa, cây ăn quả đã vô tình đào lớp đất có chứa thuốc BVTV xuống nguồn nước sông Ba Lai và kênh, rạch nội đồng và mưa trôi xuống đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. Do đó khi lấy nước sinh hoạt, tưới tiêu cẩn phải lọc để giảm hàm lượng sắt, các chất ô nhiễm trong môi trường nước.
•Biến đổi độ pH : quá trình thau chua rửa phèn trong khi làm đất canh tác cũng như quá trình thấm rỉ trên đồng ruộng sẽ làm giảm ph củ nước trên các
kênh, rạch đã góp phần gây chua nguồn nước trong vùng thông thường vào giai đoạn cuối mùa khô và đầu mùa mưa khi lượng nước ngọ trên đồng và trong kênh rạch ít. Tại những nơi giáp nước phèn tăng lên như vùng giáp xã Phong Nẫm, Phong Mỹ nước có màu xanh, rong rêu phát triển mạnh.
•Biến đổi Fe : trên kết quả khảo sát hàm lượng Fe có sự giao động lớn theo mùa. Diễn biến chất lượng Fe cho ta thất thời gian mưa và lũ đã xảy ra hiện tượng rửa trôi phèn nhôm, phèn sắt trong đất, tiêu giải độc tố sắt ra môi trường nước gây ảnh đến nuôi trồng và sinh hoạt của nhân dân trong vùng.
CHƯƠNG III
CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH XẢ THẢI ĐẾN NĂM 2020
VÀO SÔNG BA LAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM 3.1 Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước mặt
Chất lượng nước mặt của một dòng sông hay đoạn sông bị ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Mỗi yếu tố sẽ tác động theo những cách khác nhau và gây ra những hậu quả khác nhau. Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch phân bố dày đặc trên địa bàn tỉnh, có thể nói nguồn nước mặt trên địa bàn huyện rất dồi dào, nếu biết khai thác sẽ đảm bảo phần nào về số lượng và chất lượng phục vụ nhu cầu cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt cho người dân. Tuy nhiên nguồn nước mặt có thể bị ô nhiễm bởi các yếu tố sau:
3.1.1 Các nguyên nhân tự nhiên
Môi trường nước mặt ở sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm chịu tác động nhiều yếu tố tự nhiên như : địa hình, thời tiết, chế độ thủy văn, quy hoạch và canh tác đất sử dụng,...
Với các nguyên nhân tự nhiên trên nhưng do đặc điểm địa hình dòng chảy, cùng với cống đập Ba Lai đi vào hoạt động nhưng chưa hoàn chỉnh đã ảnh hưởng đến nguồn nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện giồng Trôm chủ yếu bởi sự xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu.
• Xâm nhập mặn ở khu vực huyện Giồng Trôm ở xã Phong Nẫm rất nghiêm trọng, nhất là vào các tháng mùa khô người dân gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt và sản xuất do khu vực này nhiễm mặn khá cao (5-8‰) (nguồn: báo cáo khoa học hệ thống thủy lợi Ba Lai). Vào mùa khô từ tháng 3 đến tháng 5 trong các năm từ 2004 – 2011, một số giếng khoan ngay cả nước máy cũng bị nhiễm mặn không
TT Nguyên nhân tự nhiên Khả năng ảnh hưởng
01 Chế độ mưa và lượng bốc hơi nước bề mặt
Ảnh hưởng trực tiếp đến dòng chảy bề mặt, lũ lụt, hạn hán từ đó ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của nguồn nước.
02 Chế độ nhiệt Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tự làm sạch của dòng nước.
03 Đặc điểm địa hình Ảnh hưởng đến dự phân bố dòng chảy theo không gian và xói mòn, ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch.
04 Đặc điểm đại chất – thủy văn
Ảnh hưởn đến sự hình thành và chất lượng nước dưới đất, ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ giữa nước nội đồng và nước dưới đất.
05 Đặc điểm thổ nhưỡng Ảnh hưởng đến chất lượng nướcc – phèn và ph 06 Đặc điểm thảm phủ
thực vật tự nhiên
Ảnh hưởng đến độ bốc hơi, xói mòn tích nước trong mùa khô và hiệu suất dòng chảy trong mùa mưa lũ.
07 Đặc điểm thủy văn Ảnh hưởng đến ngập lụt, sói lở, bồi lắng và tích tụ các chất ô nhiễm trong môi trường nước
thể uống được, người dân phải mua nướcc đóng chai để uống hay mua nước để sinh hoạt do các ghe, thuyền mang từ nơi khác đến.
• Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người.(Theo công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu). Nhưng trên địa bàn huyện Giồng Trôm, biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến vùng nước sông Ba Lai, ảnh hưởng trực tiếp đến 4 xã dọc bờ sông do: Sự nóng lên của khí quyển và trái đất đã làm mực nước biển dâng lên và gây ra tình trạng xâm nhập mặn, lượng mưa giảm đi làm khí hậu khô hơn. Biến đổi khí hậu tác động mạnh đến đời sống con người chủ yếu qua sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng, tác động lên tất cả các lĩnh vực kinh tế - tài chính, văn hóa – xã hội, y tế - giáo dục, đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với người dân nơi đây.
3.1.2 Các nguyên nhân nhân tạo
Sự can thiệp của con người đối với các quá trình và quy luật tự nhiên thông qua hàng loạt các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm ở lưu vực sông. Trong địa bàn huyện giồng Trôm có 4 xã tiếp giáp sông Ba Lai, môi trường nước mặt đã, đang và sẽ tiếp tục bị tác động bởi các hoạt động từ dân cư, cụm công nghiệp, làng nghề, từ các hoạt động nông nghiệp, hoạt động giao thông thủy và nuôi trồng thủy sản...
3.1.2.1 Ô nhiễm nguồn nước do sinh hoạt
Nước thải là hệ quả tất yếu của việc sử dụng nước trong sinh hoạt. Với tốc độ gia tăng dân số nhanh, nước thải từ các hoạt động của người dân cũng gia tăng. Lượng nước thải này rất lớn, nhưng không được thu gom và xử lý triệt để. Ở trên địa bàn huyện hiện tại chưa có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, toàn bộ lượng thải đều chảy trực tiếp ra sông, kênh, rạch hoặc tự thấm vào đất. Thành phần nước thải sinh hoạt bao gồm chủ yếu là các chất cặn bã, các chất hữu cơ hòa tan (thông qua các chỉ tiêu BOD,COD) và các chất dinh dưỡng (thông qua các chỉ tiêu N,P).
Ngoài ra, còn có sự hiện diện của dầu mỡ, các chất hoạt động bề mặt, các vi khuẩn và vi trùng gây bệnh.
Hình 3.1: Tình hình xả thải nước thải sinh hoạt của người dân ở xã Châu Hòa và Phong Mỹ
Do tập quán sinh hoạt vùng nông thôn, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, thu nhập của khu vực nông thôn còn thấp, điều kiện vật chất còn nghèo nàn nên người dân có thói quen sinh hoạt không hợp vệ sinh, số hộ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh còn thấp. Tình trạng sử dụng cầu tiêu ao cá vẫn còn khá phổ biến ở các hộ gia đình như: làm nhà vệ sinh trên sông, rạch gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường, nhất là vào mùa mưa, khi nước lũ dâng cao, đây cũng là một vấn đề đáng quan tâm trong nước thải sinh hoạt ở nông thôn. Vì sau khi xả thải vào kênh, rạch nội đồng thì nguồn nước này lại tiếp tục được lấy lên cung cấp cho sinh hoạt. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường. Nước thải không được xử lý chảy vào sông rạch và ao hồ gây thiếu hụt oxy làm cho nhiều loại động vật và cây cỏ không thể tồn tại.
Hình 3.2: Hiện trạng mô hình cầu cá ở xã Phong Nẫm
3.1.2.2 Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các lảng nghề thường được xây dựng cặp theo hai bên bờ sông. Việc hình thành ở những vị trí này thuận lợi cho giao thông thủy nhưng tạo ra rất nhiều bất lợi cho môi trường sinh thái, chiếm nhiều diện tích đất canh tác nông nghiệp màu mỡ, chất thải từ các hoạt động sản xuất dễ dàng xả thải vào các lưu vực.
Nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất tham gia phát triển công nghiệp nhưng chưa nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hầu hết các cơ sở sản xuất không có hệ thống xử lý chất thải, đặc biệt là nguồn nước thải. Quy hoạch cơ cấu không đồng bộ, thiếu hài hòa cân đối giữa các nghành, trình độ trang thiết bị lạc hậu, năng lực
cạnh tranh hạn chế, ít quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn Huyện.
Trên thực tế, các làng nghề, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ hầu như không có hệ thống xử lý nước thải cũng như chất thải mà xả thẳng ra kênh, rạch gần đó. Đây chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường nước tại các nhánh kênh, rạch chảy vào sông Ba Lai, làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước sông.
Hình 3.3: Hiện trạng hoạt động các cơ sở sản xuất dọc hai bên bờ kênh Chẹt Sậy.
3.1.2.3 Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi
Môi trường nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện đang chịu sức ép ô nhiễm ngày càng lớn từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi, không đúng kỹ thuật, gây ô nhiễm môi trường nước, đất. Bên cạnh đó, việc lạm dụng phân bón hóa học nhằm nâng cao năng suất cây trồng cũng đã để lại một lượng tồn dư trong đất khá lớn. Hoạt động trồng trọt trong những năm gần đây có sản lượng cây trồng gia tăng và các loại hóa chất bảo vệ thực và các loại phân bón hóa học được sử dụng ngày càng giảm. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng tùy tiện vẫn còn khá phổ biến. Nếu tình trạng này không khắc phục được, không tuân thủ theo yêu cầu kỹ thuật canh tác như hiện nay sẽ gây ảnh hưởng lớn tới môi trường.
Nguồn nước ở vùng nông nghiệp không những ô nhiễm hữu cơ do phân bón, nước thải sinh hoạt mà còn do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Hiện nay trên địa bàn
tỉnh, việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật còn chưa được tốt, không kiểm soát được các loại thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục nên xảy ra tình trạng sử dụng bừa bãi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và nhất là môi trường nước. Ngoài ra, phần lớn các loại chai, lọ chứa đựng thuốc trừ sâu, TBVT sau khi sử dụng người dân thải bỏ trực tiếp ra môi trường mà không có biện pháp xử lý loại chất thải độc hại này, nhất là thải ra các kênh rạch gần nhà, việc này làm pha loãng lượng thuốc trừ sâu, TBVTV còn sót lại vào nguồn nước gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng sống của các loài sống rong nước, giảm tính đa dạng sinh học, và đại bộ phận người dân trện địa bàn huyện ở các vùng gần kêng rạch sử dụng nguồn nước này để sinh hoạt, như vậy nguồn nước mang các chất độc hại sẽ tác động đến sức khỏe của người dân, gây các bệnh về da, đường ruột…
Hoạt động chăn nuôi rất phổ biến trong các hộ gia đình ở khu vực nông thôn, nó mang lại lợi ích và cải thiện kinh tế cho người dân. Tuy nhiên hiện nay, việc chăn nuôi ở đại bàn Huyện gây ra nhiều vấn đề vệ sinh môi trường, do nước thải từ quá trình chăn nuôi chứa nhiều chất ô nhiễm và vi trùng gây bệnh chưa được quan tâm đúng mức. Khả năng lan truyền các chất ô nhiễm trong môi trường nước nhanh và rộng hơn so với môi trường đất, môi trường khí. Lượng chất thải này tuy đã được khuyến khích xử lý bằng biogas nhưng do ý thức người dân thấp, khả năng đầu tư cho chăn nuôi của Huyện còn hạn chế nên hiệu quả không cao.
3.1.2.4 Ô nhiễm do hoạt động nuôi trồng thủy sản
Hoạt động nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy hải sản đã có những bước phát triển mạnh. Tuy nhiên, chính hoạt động này đã làm gia tăng lượng chất thải vào nguồn nước. Hoạt động khai thác thủy sản quá mức và không hợp lý trong thời gian khá dài đã làm cho sản lượng khai thác hàng năm giảm, nhiều giống loải thủy sản đang dần cạn kiệt. Thêm vào đó, hoạt động nuôi trồng thủy sản ồ ạt và thiếu kiểm soát chặt chẽ đối với chất thải đã làm gia tăng lượng chất thải vào môi trường nước tại địa phương gây ảnh hưởng đến các loài thủy sinh.
Hình 3.5: Hiện trạng nuôi trồng thủy sản tại các xã dọc sông Ba Lai.
Nguyên nhân là do thức ăn, nước trong hồ, ao nuôi lâu ngày bị phân hủy không được xử lý tốt mà xả ra sông, kênh rạch gây ô nhiễm nguồn nước. Các chất thải nuôi trồng thủy sản là nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư sử dụng như hóa chất và thuốc kháng sinh, vôi và các loại khoáng chất. Chất thải ao nuôi công nghiệp có thể chứa đến trên 45% Nitrogen và 22% là các chất hữu cơ khác, là nguồn có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trường nước.
Trong những năn gần dây, để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, tốc độ phát triển ngành xây dựng Huyện cũng khá cao. Sự phát triển này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa nhưng kéo theo những áp lực rất lớn đối với môi trường. Huyện chưa có quy hoạch xây dựng đồng bộ , cơ chế quản lý xây dựng của địa phương chưa chặt chẽ tạo cơ hội cho việc xây dựng tràn lan, gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và chất lượng môi trường
Hình 3.6: Hiện trạng hoạt động giao thông thủy trên địa bàn huyện ở sông Chẹt Sậy.
3.2 Hiện trạng xả thải nước thải vào sông Ba Lai trên địa bàn Huyện
Giồng Trôm là một huyện rộng lớn được cấu thành bởi phù sa sông Ba Lai và sông Hàm Luông. Hiện nay, toàn bộ lượng nước thải của các hoạt động đều xả ra 2 con sông chính bao quanh địa bàn Huyện. Nhưng do ngày nay hệ thống cống đập Ba Lai đã đi vào hoạt động, toàn bộ sông Ba Lai đang dần được ngọt hóa nên vấn đề nước thải ra sông Ba Lai là một vấn đề đáng quan tâm, vì ảnh hưởng trực tiếp