Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng xả thải và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 92 - 93)

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3.1Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường

Vấn đề tuyên truyền nâng cao nhận thức không có gì mới, tuy nhiên công tác này phải được thực hiện thường xuyên, tránh thực hiện theo phong trào, có đúc kết đánh giá nhận xét và rút kinh nghiệm.

Do công tác BVMT mang tính xã hội hóa sâu sắc và cần nguồn lực to lớn (kinh phí và nhân lực) để thực hiện đồng bộ công tác BVMT cần có cơ chế chính sách lôi cuốn đông đảo các lực lượng (bao gồm người dân, cơ sở sản xuất kinh doanh, tổ chức xã hội, chính quyền địa phương…) tham gia vào công tác BVMT. Các nội dung cơ bản bao gồm:

• Triển khai Luật Bảo vệ Môi trường và các Văn bản dưới luật đến từng tổ chức quản lý môi trường ở các cấp, cơ sở sản xuất gắn việc BVMT vào nội dung xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư để mọi người hiểu rõ nghĩa vụ, quyền lợi, tự giác chấp hành.

• Tuyên truyền, vận động nhân dân, nâng cao nhận thức cộng đồng góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường, thực hiện nếp sống văn minh đô thị.

• Tổ chức các hội thảo khoa học phổ biến các kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm cải tạo ô nhiễm môi trường và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho các địa phương.

• Tăng cường thông tin chất lượng môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao trách nhiệm BVMT. Cần bổ sung số liệu thực trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí, các đặc trưng trung bình, max, min hàng tháng của các thông số môi trường và các trạm giám sát môi trường trong niên giám của tỉnh/thành để thuận tiện cho việc theo dõi, đánh giá và nhắc nhở nhân dân có trách nhiệm BVMT.

• Giáo dục môi trường và tổ chức phối hợp giữa các cơ quan ban ngành địa phương, phân công rõ ràng chức năng, nhiệm vụ về BVMT các cấp.

• Giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về BVMT cho cộng đồng dân cư, các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các nhà doanh nghiệp đồng thời với việc tăng cường các biện pháp quản lý hành chính, cưỡng chế, thực hiện nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.

• Khuyến khích công chúng tham gia bảo vệ môi trường, lắp đặt đường dây điện thoại nóng tố giác khi phát hiện bất kỳ hiện tượng nào gây ô nhiễm nước sông.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng xả thải và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020 (Trang 92 - 93)