6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.3.1 Công nghiệp
Phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, mạng lưới công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và các dịch vụ. Các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp cũng ngày càng phát triển hơn, tạo nhiều việc làm công nhân, tăng thu nhập và đẩy nhanh cơ cấu kinh tế của cả Huyện.
Huyện Giồng Trôm có sản lượng lúa, mía, dừa, … khá lớn trong tỉnh Bến Tre, nhưng chủ yếu là cung cấp nguyên liệu cho các địa phương lân cận, phần phục vụ cho công nghiệp chế biến nông sản tại địa phương còn rất ít; do trong thời gian qua, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư cải tạo đáng kể nên chưa thu hút được đầu tư từ nơi khác đến, chưa có định hướng phát triển ngành nghề, đầu tư mới về công nghiệp rất ít. Đến nay, chính thức Huyện hiện chưa có cụm công nghiệp, hiện có một số cơ sở công nghiệp dọc trục lộ, kênh rạch và theo các khu dân cư tập trung về xay xát gạo, sản xuất bánh kẹo, nước đá, cưa xẻ gỗ, đồ mỹ nghệ… phục vụ tiêu thụ tại địa phương là chính, có quy mô nhỏ lẻ và tầm hoạt động hạn chế. Sản phẩm danh tiếng của Giồng Trôm là "bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc" nhưng cũng chưa phát triển được công suất do công tác thị trường yếu. Vài năm gần đây, trên địa bàn
huyện Giồng Trôm đã phát triển thêm một số ngành nghề mới như sản xuất chỉ xơ dừa, thảm xơ dừa, than gáo dừa, se chỉ xơ dừa, than thiêu kết (ở Phong Nẫm)…, nhưng còn dưới dạng gia công và chưa ổn định.
Năm 2005, toàn Huyện có 1.480 cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (trong đó có 1 quốc doanh), sử dụng 9.193 lao động, tăng bình quân 4,9%/năm về cơ sở, 2,2% về lao động trong giai đoạn 2001-2005.
- Các ngành công nghiệp chủ lực hiện nay là
• Thực phẩm và đồ uống chiếm 72,3%,
• Chế biến các mặt hàng từ dừa chiếm 20,8%,
• Dệt may da chiếm 4,9%,
• Chế biến gỗ chiếm 1,5%,
• Kim loại và sản phẩm từ kim loại chiếm 0,5%,
• Các ngành khác không đáng kể.
Đa số các cơ sở phát triển một cách tự lập, chưa có sự hỗ trợ của chính quyền về mặt công nghệ, và tự cạnh tranh trên thương trường. Hầu hết cơ sở ở dạng quy mô nhỏ, với máy móc thiết bị thô sơ, lạc hậu và công nghệ lỗi thời. Hầu hết sản phẩm đều có chất lượng chưa cao, sản lượng ít, bao bì và mẫu mã chưa đẹp cho nên chủ yếu chỉ phục vụ cho tiêu dùng tại địa phương, chỉ có một ít sản phẩm có thị trường bên ngoài nhưng thị phần không lớn. Các doanh nghiệp chưa nắm bắt kịp thời các thông tin về khoa học kỹ thuật và thị trường.
Chương trình khuyến công còn yếu; thông tin kém; chưa xác định được sản phẩm chủ lực; chưa có vốn ưu đãi cho đổi mới thiết bị và công nghệ; tín dụng cho công nghiệp rất ít. Kết cấu hạ tầng cơ sở còn yếu kém, nhất là hệ thống giao thông đường bộ chưa được hoàn chỉnh, quan trọng nhất là thiếu nguồn nước sạch và nguồn điện phục vụ cho công nghiệp chế biến và sản xuất. Do đó, mặc dù có chủ trương vận động, khuyến khích các nhà đầu tư vào việc phát triển công nghiệp, nhưng đến nay, trên địa bàn huyện vẫn chưa xây dựng được cụm công nghiệp.