Bài học đối với tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu hát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh phú thọ luận văn ths kinh tế 60 31 01 doc (Trang 48 - 52)

Thứ nhất, tập trung nguồn lực để phát triển nông nghiệp hàng hoá, trên cơ sở phát triển những vùng nông nghiệp hàng hoá tập trung. Vĩnh Phúc và Bắc Giang

đều coi trọng việc phát triển những vùng nông nghiệp hàng hoá tập trung để từng bước tiến tới nền nông nghiệp hàng hoá, coi đây là động lực để thúc đẩy nông nghiệp của cả tỉnh. Mặc dù ở các tỉnh này những vùng nông nghiệp hàng hoá tập trung vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Nhưng có thể thấy rằng với đặc điểm về phát triển nông nghiệp về điều kiện kinh tế còn khó khăn với tỉnh Phú Thọ việc huy động nguồn lực để phát triển những vùng hàng hoá tập trung để từng bước chuyển sang nền nông nghiệp hàng hoá thực sự là phù hợp và cần thiết.

Thứ hai, tập trung đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp. Các tỉnh đều có chính sách ưu tiên đầu tư cho

việc phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng nông thôn. Sự ưu tiên này đem lại sự thay đổi rõ rệt đối với nông nghiệp Vĩnh Phúc. Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế nói chung và ưu tiên đầu tư cho phát triển xây dựng các cơ sở chế biến, các trung tâm giống, trung tâm khuyến nông, xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, các công trình công cộng đã tạo điều kiện để nông nghiệp các tỉnh có sự phát triển vượt bậc trong thời gian qua. Với Phú Thọ đây cũng là một yêu cầu cấp thiết để có thể phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá.

Thứ ba, đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại trên cơ sở có định hướng và giám sát chặt chẽ. Vĩnh Phúc, Bắc Giang đều nhận thức rõ tính tất yếu khách quan

của kinh tế trang trại trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn và đều có những thành công trong phát triển kinh tế trang trại. Việc làm tốt công tác dồn điền đổi thửa và huy động nguồn lực từ các chủ thể kinh tế đã khơi dậy được sức mạnh của nông dân trong phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế trang trại ở các tỉnh còn tồn tại là chưa làm tốt công tác thị trường và công tác cung cấp vốn. Đối với Phú Thọ việc học tập những thành công và rút kinh nghiệm từ những hạn chế của các tỉnh trong phát triển kinh tế trang trại là cần thiết. Với đặc điểm tự nhiên của tỉnh việc phát triển kinh tế trang trại là phù hợp, nhưng cần có định hướng cụ thể, quan tâm, tạo điều kiện về thị trường, về vốn thì mới có thể phát triển vững trắc đối với loại hình kinh tế này.

Thứ tư, tích cực đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp. Ở các tỉnh việc thu hút đầu tư cả vốn đầu tư nhà nước và vốn đầu

tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp nhìn chung còn rất nhiều hạn chế. Do đó chưa tạo ra được nguồn vốn để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, đặc biệt là chưa có đủ vốn để hướng đến ứng dụng công nghệ vào sản xuất để tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao và than thiện với môi trường. Tỉnh Phú Thọ cần rút kinh nghiệm từ các tỉnh để trong tương lai làm tốt hơn nữa việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp cho nông nghiệp, tạo nguồn vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp.

Thứ năm, gắn phát triển nông nghiệp với bảo vệ môi trường sinh thái. Ở Vĩnh Phúc và Bắc Giang trong quá trình phát triển nông nghiệp đã quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường bằng các chương trình dự án, các CS. Song nhìn chung vấn đề môi trường ở khu vực sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập. Sự suy thoái nguồn đất, nguồn nước, việc sử dụng các loại chất hoá học trong trồng trọt, chăn nuôi, rác thải sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt ngày càng trở đáng lo ngại hơn. Đây là một thực tiễn để tỉnh Phú Thọ có thể rút ra những bài học trong quá trình phát triển nông nghiệp. Để không chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế lên hàng đầu mà còn phải quan tâm đến bảo vệ môi trường, tạo ra nhận thức đầy đủ từ người dân tới chính quyền để có thể bảo vệ được môi trường sinh thái trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng.

Kết luận Chương 1

Phát triển nông nghiệp bền vững là một yêu cầu khách quan mà thực tiễn đặt ra đối với cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng để có thể tiến tới một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bảo vệ được môi trường sinh thái. Trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng do sức ép về tăng trưởng nhanh để đáp ứng nhu cầu của xã hội dẫn tới việc chạy theo quy mô sản lượng, tốc độ tăng trưởng mà xem nhẹ việc giải quyết những vấn đề xã hội và môi trường nảy sinh. Do đó, phát triển một nền nông nghiệp bền vững trên cơ sở giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa kinh tế, với xã hội và môi trường; cùng với đó là việc phát triển nền nông nghiệp trên cơ sở những tiêu chí của phát triển bền vững trên cả ba mặt kinh tế, xã hội, môi trường được coi là tất yếu và cấp thiết.

Để định hướng cho sự phát triển một nền nông nghiệp bền vững ở một địa phương như tỉnh Phú Thọ luận văn đã hệ thống hóa, phân tích khái niệm, đặc điểm của nông nghiệp bền vững, phát triển nông nghiệp bền vững dưới góc độ một địa phương. làm rõ nội dung, tiêu chí và những yếu tố tác động đến phát triển nông nghiệp bền vững, đặc biệt là những nội dung, tiêu chí phù hợp để đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững ở một địa phương cấp tỉnh.

Qua thực tiễn phát triển nông nghiệp bền vững ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang để từ đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Phú Thọ. Trong những bài học đó, việc xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp cụ thể phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của tỉnh Phú Thọ được coi là nội dung quan trọng.

Kết luận Chương 1ẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Phát triển nông nghiệp bền vững là một yêu cầu khách quan mà thực tiễn đặt ra đối với cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng để có thể tiến tới một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bảo vệ được môi trường sinh thái. Trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng do sức ép về tăng trưởng nhanh để đáp ứng nhu cầu của xã hội dẫn tới việc chạy theo quy mô sản lượng, tốc độ tăng trưởng mà xem nhẹ việc giải quyết những vấn đề xã hội và nảy sinh cùng việc bảo vệ môi trường nảy sinh. Do đó, phát triển một nền nông nghiệp bền vững trên cơ sở giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa kinh tế, với xã hội và môi trường; cùng với đó là việc phát triển nền nông nghiệp trên cơ sở những tiêu chí của phát triển bền vững trên cả ba mặt kinh tế, xã hội, môi trường được coi là tất yếu và cấp thiết.

Để định hướng cho sự phát triển một nền nông nghiệp bền vững ở một địa phương như tỉnh Phú Thọ luận văn đã hệ thống hóa, đi vào phphân tích khái niệm, đặc điểm của nông nghiệp bền vững, phát triển nông nghiệp bền vững dưới góc độ một địa phương. , làm rõ nội dung, tiêu chí và những yếu tố tác động đến phát triển nông nghiệp bền vững, đặc biệt là .những nội dung, tiêu chí phù hợp để đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững ở một địa phương cấp tỉnh.

Qua thực tiễn phát triển nông nghiệp bền vững ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang để từ đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Phú Thọ. Trong những bài học đó, việc xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp cụ thể phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của tỉnh Phú Thọ được coi là nội dung quan trọng. Tuy nhiên, từ quan điểm lịch sử cụ thể cho thấy đối với tỉnh Phú Thọ muốn phát triển một nền nông nghiệp bền vững đòi hỏi phải phân tích thực trạng cụ thể của tỉnh, dưới những tác động của các yếu tố thời đại, trong bối cảnh chung của Việt Nam để có thể chỉ ra đường lối, chủ trương chính sách và vạch ra giải pháp phù hợp để có thể phát triển một nền nông nghiệp bền vững.

CHƯƠNG 2Chương 2

Một phần của tài liệu hát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh phú thọ luận văn ths kinh tế 60 31 01 doc (Trang 48 - 52)