ở tỉnh Phú Thọ
2.3.2.1. Vấn đề phân phối thu nhập và mức sống của người nông dân.
Với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất nông nghiệp trong những năm qua, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp hàng hoá cùng với những chương trình nông nghiệp trọng điểm đã góp pphần tăng GDP do đó là tăng thu nhập bình quân theo đầu người của tỉnh Phú Thọ. Năm 2005, GDP theo đầu người của tỉnh đạt 5.358 nghìn đồng một năm, năm 2010 tăng lên 13.233 nghìn đồng, đến
năm 2011 đạt 15.322 nghìn đồng tính theo giá thực tế [9]. Mức thu nhập này cao hơn mức bình quân của khu vực Trung du, miền núi phía bắc (Năm 2010 thu nhập bình quân theo đầu người của khu vực này là 9.780 nghìn đồng một năm [60]).
Biểu đồ 2.4: GDP bình quân/ lao động/ năm của tỉnh Phú Thọ
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2012
Thu nhập của nông dân và cư dân nông thôn ngày càng cao tuy nhiên thu nhập lại không ổn định. Điều này là do sản xuất nông nghiệp p pphụ thuộc vào tự nhiên rất lớn, đồng thời thị trường nông sản luôn bấp bênh, với vị trí trung du, miền núi của tỉnh thì việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp luôn trong tình trạng mất mùa được giá, được mùa rớt giá.
Bảng 2.4 : Thu nhập bình quân theo đầu người một tháng tính theo giá thực tế của cả nước, khu vực TDMNPB và tỉnh Phú Thọ
Đơn vị: nghìn đồng
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Cả nước 460 574 705 916 1.139
Trung du miền núi
phía bắc 336 423 500 647 815
Phú Thọ 448 510 573 665 815
Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2010
Sự phát triển mạnh các chương trình nông, lâm, thuỷ sản đã góp pp phần tích cực vào quá trình xoá đói giảm nghèo của tỉnh. Công cuộc xoá đói giảm nghèo đạt hiệu quả rõ rệt, năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo là 31,08 % đến năm 2010 giảm xuống còn 10% theo chuẩn cũ [30, tr. 5]. Đời sống của người dân được cải thiện và ngày càng được nâng cao, người dân có điều kiện để tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, nước sạch… tốt hơn. Công cuộc xoá đói giảm nghèo của tỉnh đã đa dạng được hình thức huy động các nguồn lực cho xoá đói giảm nghèo. Nguồn lực Nhà nước tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trợ giúp về lãi suất tiền vay, hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở, nước sạch, nâng cao kiến thức...; nguồn vốn huy động phối hợp cùng nguồn vốn Nhà nước đã góp pphần tạo điều kiện cho hộ nghèo có vốn phát triển sản xuất, tạo việc làm, vươn lên thoát nghèo.
Các vùng nghèo đã hoàn thành các mục tiêu cơ bản: 100% xã có đường giao thông tới trung tâm, có điện lưới quốc gia, có đài truyền thanh, trường lớp học cơ bản được kiên cố hoá, hoàn thành phổ cập trung học cơ sở; các xã đều có trạm y tế, bác sỹ, điểm bưu điện văn hoá xã, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên, góp pphần giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Đến cuối năm 2012, tỉnh đã tổ chức tập huấn khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 7.400 lượt người, đào tạo nghề cho 7.000 lượt nông dân nghèo và tập huấn nâng cao năng lực cho 4.000 cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo xã, phường, thị trấn.[29, tr. 4]
Tuy nhiên, quá trình phát triển sản xuất chưa giải quyết được sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, đời sống của đa số nông dân trong tỉnh còn nhiều khó khăn, mức sống của đa số nông dân còn thấp. Kết quả xoá đói giảm nghèo chưa thực sự vững chắc, nguy cơ tái nghèo còn cao. Xây dựng chương trình, dự án chưa sát thực tế; quy mô dự án vượt quá khả năng cân đối nguồn lực, hiệu quả một số
chương trình, dự án chưa cao; lồng ghép nguồn lực kết quả thấp. Nhiều hoạt động còn mang tính phong trào và thiếu bền vững. Công tác tổng kết nhân rộng mô hình còn chậm. Năng lực tự làm chủ, tri thức về khoa học, về thị trường còn thấp.
2.3.2.2. Vấn đề lao động và việc làm trong quá trình phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh Phú Thọ.
Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của tỉnh đã tác động tích cực đối với việc nâng cao chất lượng nguồn lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nâng cao mức độ việc làm cho nông dân trong tỉnh. Với các loại hình kinh tế đa dạng như: trang trại, hộ cá thể, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã …đã góp pp phần tạo ra công ăn việc làm cho nhiều nông dân, nâng cao thu nhập cho người dân. Năm 2010, toàn tỉnh có trên 500 trang trại, vốn đầu tư đạt 210 tỷ đồng, giá trị sản xuất đạt 150 tỷ đồng, thu nhập bình quân 65-70 triệu đồng/trang trại/năm, thu hút và giải quyết việc làm cho 5-6 nghìn lao động. Có trên 55 doanh nghiệp sản xuất nông lâm nghiệp, vốn đầu tư đạt 226 tỷ đồng, giá trị sản xuất đạt 248 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 1,2 nghìn lao động; có 195 doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, vốn đầu tư đạt 1.248 tỷ đồng, giá trị sản xuất đạt 1.151 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 14 nghìn lao động. Có trên 125 hợp tác xã và 850 tổ hợp tác, trong đó 60% hợp tác xã đạt loại khá, không còn loại yếu kém, vốn đầu tư đạt 40 tỷ đồng, giá trị sản xuất đạt 68,4 tỷ đồng, thu hút 2.450 xã viên tham gia. Tỷ lệ nông lâm sản được chế biến 30%; có 15-20% số doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh, sản phẩm thuộc các lĩnh vực chế biến chè - giấy - gỗ - tinh bột sắn. Tỷ suất hàng hoá đạt 40 - 45% [59]
Tuy nhiên, trình độ của người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp còn thấp, do hiệu quả sản xuất nông nghiệp còn thấp không thu hút được người lao động, xuất hiện tình trạng không thiết tha với ruộng đất.
Đơn vị tính : %
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh Phú Thọ
Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2010, 2012.
Tình trạng nông dân thiếu việc làm là phổ biến, mỗi năm trung bình người nông dân trong tỉnh có việc làm khoảng 200 ngày, những ngày nông nhàn nông dân không có việc làm, thu nhập giảm sút, điều này làm nảy sinh một số vấn đề bức xúc trong xã hội như : việc di cư tự do về các thành phố tìm việc làm, nảy sinh các tệ nạn cờ bạc, ma tuý...