Nội dung, và tiêu chí đánh giá và các yêu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững

Một phần của tài liệu hát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh phú thọ luận văn ths kinh tế 60 31 01 doc (Trang 26)

Nam theo ba phương diện về kinh tế nông nghiệp phải đạt hiệu quả cao, xã hội đảm bảo tính công bằng, giảm khoảng cách giàu nghèo, môi trường không bị suy giảm hoặc bị suy giảm ở mức kiểm soát và tái tạo được”. Ở đây phát triển nông nghiệp bền vững được nhìn từ góc độ quốc gia trong đó đề cập đến cả ba mặt kinh tế, xã hội, môi trường trong phát triển nông nghiệp bền vững.

N Như vậy, trên cơ sở kế thừa các định nghĩa kể trên, phát triển nông nghiệp bền vững ở một địa phương có thể hiểu là một quá trình đưa sản xuất nông nghiệp phát triển từ trình độ thấp đến trình độ cao ở địa phương đó, trong quá trình này đảm bảo đồng thời, hài hòa ở địa phương đó sự tăng trưởng cao, có chất lượng về kinh tế nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu của xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái ở nông thôn.

Định nghĩa này đã chỉ ra….

Định nghĩa này chỉ ra: thứ nhất, phát triển nông nghiệp bền vững ở đây là nhìn từ góc độ địa phương để từ đó thấy được sự khác biệt với phát triển nông nghiệp bền vững nhìn từ góc độ quốc tế, quốc gia. Thứ hai, phát triển nông nghiệp bền vững là một quá trình để từng bước nâng cao trình độ của nền nông nghiệp tại địa phương. Thứ ba, nội dung cơ bản của phát triển nông nghiệp bền vững ở địa phương là đảm bảo kết hợp hài hoà các mục tiêu tăng trưởng kinh tế với việc giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ được môi trường sinh thái ở khu vực nông thôn của địa phương đó.

Phát triển nông nghiệp muốn đạt được mục tiêu phát triển bền vững đòi hỏi phải phát triển bền vững tất cả các yếu tố cấu thành với những bước đi, phương pháp phù hợp với từng điều kiện, giai đoạn, không gian cụ thể.

1.1.2. Nội dung, và tiêu chí đánh giá và các yêu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững triển nông nghiệp bền vững

Một phần của tài liệu hát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh phú thọ luận văn ths kinh tế 60 31 01 doc (Trang 26)