Vấn đề môi trường trong phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh

Một phần của tài liệu hát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh phú thọ luận văn ths kinh tế 60 31 01 doc (Trang 84 - 98)

Phú Thọ...

2.3.334.1. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp.

Phú Thọ có tổng diện tích tự nhiên 353.342 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn gồm: đất trồng cây hàng năm 56. 696,91 ha. Đất trồng cây lâu năm 41.587,81 ha gồm cả đất trồng cây công nghiệp và trồng cây ăn quả. Và đất lâm nghiệp 178.732,26 ha gồm cả đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng [10].

Tiềm năng đất lâm nghiệp: Là tỉnh trung du miền núi có quỹ đất lớn, độ dốc từ 150 trở lên chiếm tới trên 50% diện tích tự nhiên, diện tích đất chưa sử dụng đến

năm 2009 vẫn còn gần 30 nghìn ha. Yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần phủ xanh diện tích này, trồng rừng để cải thiện môi trường sinh thái, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp giấy, tạo công ăn việc làm cho nhân dân, đặc biệt là số lao động ở nông thôn miền núi. Với đặc điểm là một tỉnh mà nông nghiệp là địa bàn sống, sản xuất của trên 80% dân số toàn tỉnh, đất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Những năm qua đất nông nghiệp đã được khai thác và sử dụng tương đối có hiệu quả vào việc phát triển trồng trọt với các loại cây trồng chủ yếu là Llúa, Nngô, Ssắn, các loại rau đậu, Cchè, cây ăn quả, cây công nghiệp…

Bảng 2.554: Quy hoạch đất nông nghiệp giai đoạn 2011-2020

Đơn vị: ha…

TT Hạng mục Hiện trạng Quy hoạch

Diện tích tự nhiên 353.343 353.343

A Đất nông nghiệp 294.129 279.415

I Đất sản xuất nông nghiệp 98.510 96.596

II Đất lâm nghiệp 195.619 182.819

1 Đất rừng đặc dụng 17.277 17.277

2 Đất rừng phòng hộ 33.632 33.949

3 Đất rừng sản xuất 144.710 131.593

B Đất phi nông nghiệp 53.618 68.333

C Đất chưa sử dụng 5.596 5.596

Nguồn: Quyết định số UND tỉnh Phú Thọ 18/2011/ QĐ-UBND của UBND tỉnh Phú Thọ.

Tuy nhiên, Nhưng việc sử dụng đất ở Phú Thọ còn nhiều hạn chế, đặc biệt là việc gây ra ô nhiễm môi trường đất. Việc canh tác lạm dụng phân bón hoá học làm cho đất đai bị sơ cứng, việc sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu làm huỷ hoại các vi sinh vật trong đất làm ô nhiễm môi trường đất. Do nhu cầu ngày càng lớn về nhu cầu lương thực, thực phẩm nên việc gieo trồng được tiến hành thường xuyên làm cho đất phải hoạt động liên tục không có thời gian nghỉ dẫn tới một mặt làm suy thoái, bạc màu đất mặt khác làm cho các loại mầm bệnh luôn có điều kiện phát triển, từ đó làm giảm hiệu quả canh tác của đất. Hệ thống thuỷ lợi còn yếu và thiếu, đặc đực biệt là là ở vùng đồi, núi làm cho việc sử dụng đất không hiệu quả, ở một số vùng

núi vẫn còn hiện tượng phá rừng làm nương rẫy dẫn tới đất đai bị bạc màu, sói mòn. Đặc biệt là quá trình chuyển đất nông nghiệp sang các mục đích sử dụng khác, phần lớn diện tích đất chuyển mục đích sử dụng đều là đất trồng lúa làm cho đất tốt bị thu hẹp ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất...

2.3.334.2. Thực trạng bảo vệ phát triển rừng.

Phú Thọ là một tỉnh trung du, miền núi nên rừng có một vai trò đặc biệt với việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của tỉnh. Trong những năm qua công tác chăm sóc, bảo vệ rừng đã được chú trọng thông qua các chương trình dự án đã có những chính sách hỗ trợ cụ thể cho phát triển lâm nghiệp như: Dự án 661, dự án trồng mới 80.000 ha rừng (1999-2010), dự án bảo vệ và phát triển rừng…Trong những năm qua, bảo vệ và phát triển rừng đã góp p pphần quan trọng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Diện tích rừng ngày càng tăng: năm 2000 rừng tự nhiên có 33.456 ha; rừng trồng có 16.530 ha, độ che phủ rừng 35,9%, năm 2012 đạt 50% [28, tr. 7].

Bảo vệ và phát triển rừng cũng là lĩnh vực được Tỉnh Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư; cơ chế quản lý rừng ngày càng hoàn thiện. , Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2012 đạt 350 tỷ đồng [10, tr. 104] bằng 11% giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, tạo thêm việc làm cho gần 23 nghìn hộ dân, trong đó khoảng 2.600 hộ nghèo. Trên địa bàn đã hình thành vùng sản xuất tập trung gắn với chế biến. Rừng đã đóng góp tích cực vào phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống người dân.

Bảng 2.66: Quy hoạch bảo vệ phát triển rừng 2011-2020

Đơn vị tính: Lượt ha Hạng mục Tổng Giai đoạn 2011 – 2015 Giai đoạn 2016 – 2020 Tổng 1.622.410 787.257 835.153 1. Rừng phòng phộ 319.985 156.872 163.113 - Rừng tự nhiên 261.319 129.086 132.233

2. Rừng đặc dụng 141.055 57.385 83.670 - Rừng tự nhiên 121.109 47.637 73.472 - Rừng trồng 19.946 9.748 10.198 3. Rừng sản xuất 1.161.370 573.000 588.370 - Rừng tự nhiên 291.067 145.533 145.534 - Rừng trồng 870.303 427.467 442.836

Nguồn: Quyết định số UND tỉnh Phú Thọ 18/2011 QĐ-UBND của UBND tỉnh Phú Thọ

Bảng 2.77: Quy hoạch phát triển rừng Phú Thọ giai đoạn 2011-2020 Đơn vị tính: Ha STT Hạng mục Tổng Giai đoạn 2011 – 2015 Giai đoạn 2016 – 2020

A Khoanh nuôi phục hồi rừng 32.252 29.535 2.717

1 Rừng đặc dụng 25.836 25.836 0

2 Rừng phòng hộ 6.416 3.699 2.717

B Trồng và chăm sóc rừng 63.440 33.628 29.812

1 Rừng đặc dụng 352 352 0

- Trồng mới 150 150 0

- Trồng lại sau khai thác 202 202 0

2 Rừng phòng hộ 2.741 1.850 891

- Trồng mới 995 977 18

- Trồng lại sau khai thác 1.746 873 873

3 Rừng sản xuất 57.797 30.151 27.646

- Trồng mới 4.329 2.958 1.371

- Trồng lại sau khai thác 53.468 27.193 26.275

4 Trồng cây phân tán 2.550 1.275 1.275

C Làm giàu rừng sản xuất 5.000 5.000 0

Nguồn: Quyết định số 18/2011 QĐ-UBND của UBND tỉnh Phú Thọ

Nguồn: UND tỉnh Phú Thọ 18/2011 QĐ-UBND

Tuy nhiên việc bảo vệ và phát triển rừng còn tồn tại tình trạng tranh chấp, chồng lấn đất lâm nghiệp vẫn xảy ra giữa các lâm trường với các chủ hộ được giao rừng làm ảnh hưởng đến việc bảo vệ rừng, nhiều diện tích trồng rừng kém hiệu quả. , nNăng suất, chất lượng rừng tăng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, dẫn tới việc sói mòn, sạt lở ở vùng đồi, núi. vẫn xảy ra, vViệc bảo vệ, tăng cường nguồn nước ngầm không hiệu quả. Công tác phối hợp giữa chính quyền một số địa phương với các sở ngành chức năng trong việc quản lý bảo vệ rừng và thực thi pháp luật về rừng còn thiếu chặt chẽ, tình trạng vi phạm lâm luật, cháy rừng vẫn xảy ra làm ảnh hưởng đến diện tích rừng và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Từ thực tiễn trên đòi hỏi phải có nhận thức đúng đắn, có những kế hoạch cụ thể để bảo vệ được nguồn tài nguyên quý giá, bảo vệ được môi trường sống của nhân dân trong vùng

2.3.334.3. Thực trạng sử dụng phân bón hoá học và các loại hoá chất.

Sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ ngày càng hướng vào thâm canh chính vì vậy mà lượng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng được sử dụng ngày càng nhiều. Các loại phân bón được sử dụng nhiều để tăng năng suất cây trồng như Đạm, Lân, Ka li. Theo tTrung tâm khuyến nông Phú Thọ thì việc sử dụng phân hoá học cho cây trồng trong giai đoạn 2003-2010 tăng nhanh cụ thể trung bình phân đạm tăng 6,7%/ năm, lân tăng 11,3%/ năm, kali tăng 16,2%/năm [60]. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc sử dụng phân bón chỉ được trên 40% hiệu suất, phần còn lại nằm lại trong đất, từ đó gây ra việc ô nhiễm đất. Chất Flo trong phân lân còn lại trong đất khá lớn khi bón cho cây trồng, 80% lân dư thừa phân đạm cũng chỉ được hấp thu tối đa 60%, Kali 50%, phần còn lại nằm lại trong đất việc tích tụ lượng hoá chất thừa từ phân bón sẽ làm cho đất đai bị sơ cứng, bạc màu. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý như K2SO4, KCl, super photphat còn tồn dư axit, đã làm chua đất, nghèo kệt các cation kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong môi trường đất như ion Al3+, Fe3+, Mn2+ giảm hoạt tính sinh học của đất và năng suất cây trồng. Việc sử dụng nhiều phân đạm còn kích thích cây phát triển quá nhanh làm giảm khả năng chống đỡ với sâu, bệnh.[ ]

Phân bón được sử dụng nhiều nhất ở những vùng sản xuất nông nghiệp pp phát triển như Lâm Thao, một số xã của Thanh Thuỷ, Cẩm Khê, Hạ Hoà, Việt Trì … Khu vực đồi núi do đặc điểm canh tác chưa đi vào thâm canh nên lượng phân hoá học sử dụng tăng nhưng mức độ sử dụng chưa lớn như ớ các vùng thâm canh, chuyên canh.

Nhìn chung việc sử dụng phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn tuỳ tiện, chưa đúng kỹ thuật, liều lượng, tỷ lệ và thời điểm bón phân. Điều đó, một mặt làm ô nhiễm đất, nước, mặt khác làm cho chất lượng các loại nông sản chưa đảm bảo an toàn.

Bên cạnh đó việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất nông nghiệp ở tỉnh cũng còn rất tuỳ tiện, cho đến nay tỉnh chưa có điều tra cụ thể về số lượng, cách thức sử dụng, mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhưng có thể thấy sự gia tăng mạnh mẽ việc sử dụng, việc tuỳ tiện trong cách thức sử dụng, trong liều lượng sử dụng đang đặt ra vấn đề đáng lo ngại vì các loại hoá chất độc hại sẽ còn tồn tai rất lâu trong môi trường đất và nước nó gây ô nhiễm đất tiêu diệt cả các loại sinh vật có lợi trong môi trường đất. sSử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng thời điểm còn rất nguy hại ở chỗ khi thu hoạch mà thời gian cách ly thuôc bảo vệ thực vật chưa hết làm ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm nguy cơ gây ngộ độc cho người sử dụng.

Việc sử dụng các chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi cũng gia tăng mạnh mẽ, với sự tồn tại của 202 [10, tr. 98] trang trại chăn nuôi, phương thức chăn nuôi truyền thống đã chuyển sang chăn nuôi công nghiệp do đó việc sử dụng các loại thức ăn chăn nuôi công nghiệp nảy sinh việc sử dụng chất kích thích tăng trưởng. Theo kết quả cuộc kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi của sở nông nghiệp pphát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ tháng 3/2012 thì chưa phát hiện thấy việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi của tỉnh [59]. Tuy nhiên, cần phải quản lý chặt chẽ việc cung ứng các loại thức ăn chăn nuôi và làm cho người sản xuất hiểu rõ những ảnh hưởng của các loại chất kích thích đến sức khoẻ con người khi sử dụng để có cách thức chăn nuôi phù hợp.

Như vậy, việc sử dụng các loại phân bón hoá học, chất kích thích tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh thời gian qua cho thấy cần phải quản lý chặt chẽ hơn nữa, thiết lập hệ thống hướng dẫn để người sản xuất nắm bắt được kỹ thuật, tác dụng của việc sử dụng phân bón cũng như chất kích thích tăng trưởng để hướng đến nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm và hơn thế

nữa là bảo vệ chính môi trường sống của người nông dân hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững.

2.3.334.4. Thực trạng môi trường mặt nước trong nuôi trồng thuỷ sản.

Tiềm năng đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích mặt nước có khả năng thâm canh, nuôi trồng thủy sản tương đối lớn. Ngoài diện tích đất nuôi trồng thủy sản hiện có 4.489 ha, trên địa bàn tỉnh còn có khoảng 3.000 ha diện tích mặt nước hồ thủy lợi, ruộng úng trũng cấy lúa kém hiệu quả có thể đưa vào nuôi trồng thủy sản kết hợp.

Phú Thọ là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển thủy sản với 14.000 ha mặt nước ao, hồ, đầm, ruộng trũng và 16.000 ha mặt nước sông, suối. Đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt hơn 9.870 ha, tăng 2.339 ha so với năm 2005; năng suất đạt 1,96 tấn/ha, tăng 0,56% tấn/ha; tổng sản lượng thủy sản đạt 21.780 tấn, tăng hơn 8.000 tấn, trong đó sản lượng nuôi trên 20.000 tấn [10].

Bảng 2.88 : Tổng hợp diện tích, sản lượnglươngl, giá trị tăng thêm ngành nuôi trồng thủy sản Phú Thọ

Số

TT Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)

Giá trị tăng thêm theo giá so sánh 2009

(triệu đồng)

1 2009 9573,9 16859,5 318.093

2 2010 9669,0 17342,6 327.162

3 2011 9870,2 19385,9 359.543

4 2012 9745,9 20771,0 383.904

Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2012

Bước đầu, tỉnh đã hình thành một số khu nuôi thủy sản tập trung với hình thức nuôi thâm canh bán công nghiệp mang lại hiệu quả cao. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở tỉnh nhìn chung chưa sử dụng hết tiềm năng, quy mô nuôi còn nhỏ về cơ bản chưa gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Nhưng với mục tiêuĐể tiếp tục đưa thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn, giai đoạn từ năm 2012-2015, đầu tưtỉnh Phú Thọ đã quyết định sẽ dành 73,7 tỷ đồng hỗ

trợ giống, xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tái tạo bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, cải tạo nâng cấp xây dựng hạ tầng kỹ thuật giúp các hộ nuôi thuỷ sản. đến năm 2015, Phú Thọ sẽ phát triển và giữ ổn định khoảng 10.000 ha nuôi trồng thủy sản, tăng năng suất bình quân đạt 3tấn ha, trong đó nuôi thâm canh chiếm 30% diện tích [29, tr. 4]. Thực tế đó đặt ra vấn đề đáng lo ngại vì việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh mới chú trọng đến việc thâm canh để tăng năng suất sản lượng, một vấn đề rất quan trọng mà chưa được quan tâm đó là vấn đề bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái ở những khu vực nuôi trồng thuỷ sản. Ở hầu khắp các chủ hộ nuôi thuỷ sản vấn đề môi trường nước chưa được chú ý làm sạch. Trong điều kiện địa hình chủ yếu là vùng đồi làm cho việc nuôi thuỷ sản chủ yếu được tiến hành trên ao, đầm, diện tích ao nhỏ lại bị phân tán nên việc dẫn nước để làm sạch ao nuôi là rất khó khăn. Chất thải của thức ăn thừa, từ kết hợp mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, từ các loại chất kháng sinh, và sự mất cân bằng sinh thái trong ao nuôi làm cho môi trường nước có nguy cơ bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng thuỷ sản và môi trường xung quanh. trong đó nuôi thâm canh chiếm 30%, năng suất nâng lên 4 tấn/ha. Đến năm 2015 dự kiến tổng sản lượng thuỷ sản đạt 30.000 tấn. không đủ tiêu chuẩn đưa vào sản xuất.…/.

lượng thuỷ sản và môi trường xung quanh.

Như vậy, có thể thấy rằng thực tiễn của phát triển thuỷ sản ở tỉnh Phú Thọ đòi hỏi phải thực hiện song song hai mục đích là nâng cao hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Việc mở rộng diện tích và thâm canh phải đi liền với các phương pháp mới áp dụng công nghệ mới, giảm thiểu ô nhiễm nước, đất, không khí giữ được cân bằng sinh thái.

Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường đặc biệt là kinh tế thị trường “mở” sẽ tiềm ẩn nguy cơ của sự suy thoái môi trường. Trong giai đoạn hiện nay, nông nghiệp Việt Nam nói chung và nông nghiệp tỉnh Phú Thọ nói riêng đang phát triển chủ yếu dựa vào việc khai thác những lợi thế sẵn có về tự nhiên, phát triển nông nghiệp về cơ bản theo chiều rộng. Nhiều hoạt động

sản xuất nông nghiệp dẫn tới ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học, thoái hoá đất đai, suy giảm nguồn nước.

Sản xuất nông nghiệp của tỉnh ngày càng phát triển, đặc biệt là sự phát triển của các

Một phần của tài liệu hát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh phú thọ luận văn ths kinh tế 60 31 01 doc (Trang 84 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w